Vì sao Hàn - Triều không phá dỡ hết trạm gác ở DMZ?
(DNVN) - Ngày 11/11, Hàn Quốc và Triều Tiên đã hoàn tất việc rút thí điểm vũ khí, trang thiết bị và binh lực khỏi 11 trạm gác của mỗi bên ở Khu phi quân sự liên Triều (DMZ), tuy nhiên hai nước quyết định không phá dỡ hết trạm gác.
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt 192,3 tỷ USD / Bị Nga ghẻ lạnh, Israel ngả vào vòng tay Trung Quốc, Mỹ hốt hoảng
Theo hãng tin KBS, hoạt động phá dỡ trạm gác ở DMZ được Seoul và Bình Nhưỡng tiến hành theo nội dung "Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Bàn Môn Điếm ở lĩnh vực quân sự" ngày 19/9. Theo kế hoạch, tới cuối tháng này, hai bên sẽ phá dỡ hoàn toàn hạ tầng liên quan ở các trạm gác này.
Tuy nhiên, hai miền Triều Tiên quyết định sẽ không phá dỡ hết, mà giữ lại mỗi bên một trạm gác có giá trị bảo tồn cao. Bình Nhưỡng đã quyết định giữ lại "trạm gác trên đỉnh Kkachil" cách ranh giới quân sự liên Triều 350m, gần huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon của Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc quyết định bảo tồn trạm gác ở khu vực huyện Goseong, tỉnh Gangwon, trạm gác đầu tiên được xây dựng vào năm 1953, năm ký kết Hiệp định đình chiến.
KBS cho biết, năm 2013, truyền thông miền Bắc thường xuyên đưa tin về trạm gác này do đây là nơi đích thân Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên Kim Jong-un đến thị sát. Triều Tiên có ý định biến nơi này thành một di tích, để quảng bá về sự nghiệp của ông Kim Jong-un.
Khu vực núi Osong, nơi có trạm gác trên đỉnh Kkachil, là nơi từng diễn ra trận đánh ác liệt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Theo truyền thông Triều Tiên, đây là nơi cố Bộ trưởng Lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên Choe Hyon từng đích thân phòng thủ. Ông này là cha của Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động Choe Ryong-hae hiện nay. Với những giá trị lịch sử của trạm gác này, Triều Tiên đã đề xuất trước với Seoul về việc giữ lại một đồn gác có giá trị bảo tồn.
Nguyệt Thu (Theo KBS)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo