Vì sao hệ thống Patriot Mỹ hỗ trợ không phải là “viên đạn bạc” của Ukraine?
Tàu khu trục Nga từ thập niên 1980 vẫn gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho NATO? / Vì sao Nga chưa tích hợp tên lửa Kh-47M2 Kinzhal vào Tu-22M3 và Tu-160?
Patriot không phải hệ thống “vạn năng”
Ukraine đang phải đối mặt với các cuộc tập kích tên lửa và UAV dồn dập của Nga. Các hệ thống trên không không người lái của Nga bao gồm cả các UAV trinh sát thông thường lẫn các UAV cảm tử tinh vi hơn. Patriot có thể đánh chặn một số loại UAV nhưng nó gặp phải vấn đề chiến thuật và kinh tế. Đó là việc các UAV Nga có thể tận dụng đường bay của mình và khả năng cơ động để tránh bị các hệ thống radar của Patriot phát hiện. Ngoài ra, việc sử dụng các tên lửa có giá tới 3 triệu USD để đánh chặn các UAV có giá trị thấp hơn nhiều lần không phải là giải pháp tối ưu.
Hiện nay, hệ thống Patriot đang hoạt động đơn độc ở Ukraine trong khi về mặt kỹ thuật, Patriot không thể phát huy hết hiệu quả nếu nó bị tách khỏi học thuyết phòng không. Patriot có khả năng hạn chế trong việc xác định các tài sản quốc phòng quan trọng và được thiết kế để hoạt động trong sự phối hợp các hệ thống phòng không tấn công các mục tiêu ở độ cao lớn và độ cao thấp. Nếu không có các hệ thống bổ trợ này, Patriot phải đối mặt với quá nhiều mối đe dọa và không được bảo vệ khi hệ thống này cạn kiệt tên lửa đánh chặn.
Hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: DVIDS.
Ngoài ra, bản thân các hệ thống Patriot rất dễ bị tấn công. Việc vận hành hệ thống radar của Patriot có thể cung cấp vị trí của nó và khiến nó dễ trở thành mục tiêu tấn công của Nga. Điều đó tức là Patriot không phải là hệ thống vạn năng có thể bảo vệ các khí tài quân sự và các lực lượng của Ukraine. Patriot sẽ không đưa cuộc xung đột ở Ukraine đi đến hồi kết và cũng khó có khả năng giúp Ukraine giành lại Crimea hay Donbass.
Con đường cho hòa bình ở Ukraine
Theo nhà quan sát Geoff LaMear, học giả tại Defense Priorities nhận định trên National Interest, việc hỗ trợ Ukraine đối phó với các cuộc tấn công trên không có thể cản trở đàm phán khi mang đến cảm giác sai lầm rằng mối đe dọa trên không đã được giảm bớt. Trong khi đó, tiến trình đàm phán càng bị trì hoãn lâu thì Ukraine càng đối mặt với nhiều tổn thất.
Nhà quan sát này cũng cho rằng mục tiêu giành lại Crimea của Ukraine khó có thể đạt được. Kết cục cuối cùng của cuộc xung đột ở Ukraine có thể không giống như hiện trạng trước đó và Washington nên thừa nhận điều này, nhà phân tích Geoff LaMear cho hay. Ông cũng nhận định, Ukraine đã cố gắng đạt được một số thành quả ở Donbass năm 2022 nhưng các cuộc tấn công mùa xuân được dự đoán từ lâu của hai bên vẫn chưa được thực hiện trong khi giao tranh giằng co ở Bakhmut cản trở khả năng đạt được bất kỳ thành quả nào về lãnh thổ.
Nhà quan sát này đánh giá Mỹ đã sai lầm khi cung cấp Patriot cho Ukraine bởi động thái này hầu như không mang lại nhiều lợi ích. Thay vào đó, ông cho rằng Washington nên đi theo một hướng khác, đó là cho phép các bên khác trở thành trung gian hòa giải chẳng hạn như Trung Quốc, quốc gia từng làm trung gian hòa giải cho Iran và Saudi Arabia gần đây hay Thổ Nhĩ Kỳ, với việc tạo điều kiện cho thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Nga và Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu nhấn mạnh đến các nền tảng cùng với Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận hòa bình chấm dứt xung đột ở Ukraine. Đức cũng không có vẻ gì là sẽ có một lập trường khác.
Mỹ có thể tận dụng việc tình hình chiến trường giằng co không có nhiều biến động hiện nay để đưa các bên vào bàn đàn phán hoặc ít nhất là một lệnh ngừng bắn. Việc tiếp tục chờ đợi sẽ hạn chế những gì Washington có thể hoàn thành trong khi các lực lượng của Ukraine đang dần cạn kiệt.
Theo ông Geoff LaMear, đây là cơ hội để Washington đóng vai trò cần thiết nhằm kết thúc xung đột. Theo đó, các hệ thống vũ khí sẽ không có vai trò quyết định mà là sức mạnh của ngoại giao. Con đường cho hòa bình ở Ukraine không phải được tạo nên bởi vũ khí mà là sự khéo léo về ngoại giao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo