Vì sao một xe tăng T-90M bị bắt giữ có thể khiến Nga thiệt hại hàng tỷ USD?
Điều ít biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100N UTTH của Nga / Những loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới
Sự việc xe tăng T-90M Proryv bị bắt giữ và lọt vào tay các chuyên gia quân sự NATO dự báo gây ra cho ngành công nghiệp vũ khí Nga nhiều thiệt hại hơn so với sự đoán ban đầu.
Đối với Liên bang Nga, xuất khẩu vũ khí là một nguồn thu nhập cực kỳ quan trọng, đồng thời chính là phương cách để phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Không chỉ có vậy, đây cũng là một công cụ quan trọng Nga để gây ảnh hưởng trên trường quốc tế. Và trong lĩnh vực thiết giáp, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 chính là "ngôi sao sáng" của Điện Kremlin.
Chỉ riêng hợp đồng bán T-90 chế tạo sẵn cho Ấn Độ và cấp giấy phép sản xuất cho quốc gia Nam Á này đã mang lại cho Liên bang Nga ít nhất 4,5 tỷ đô la Mỹ. Hợp đồng với Algeria trong ba giai đoạn với tổng số 600 chiếc giúp Moskva thu về 3 tỷ đô la khác.
Và ngay cả các biện pháp trừng phạt đối với Điện Kremlin vì sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 cũng không gây ảnh hưởng nhiều, khi xe tăng T-90 vẫn được nhiều khách hàng trên khắp thế giới đặt mua.
Tất nhiên với sự khởi đầu của cuộc xung đột Ukraine, các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn rất nhiều đã được đưa ra, với nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả những khách hàng mua vũ khí Nga.
Nhưng đáng kể nhất là hàng trăm xe tăng Nga bị phá hủy chỉ trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, bao gồm cả những chiếc T-90 tối tân đã làm lung lay những huyền thoại của Nga về xe bọc thép.
Nhưng đòn giáng mạnh vào danh tiếng của xe tăng T-90 với phiên bản tối tân nhất T-90M Proryv có lẽ chính là việc một chiếc chiến xa loại này bị bắt sống trong tình trạng nguyên vẹn rồi được các chuyên gia đối phương tiến hành phân tích.
Theo Đại tá Quân đội Ukraine Serhiy Bachurin, kết quả phân tích chiếc T-90M Proryv bị thu giữ trên chiến trường đã được công khai trên các phương tiện truyền thông và cho thấy những điều rất thú vị.
Vấn đề đầu tiên được phát hiện chính là những sai sót nghiêm trọng với động cơ V-92S2F, đơn giản là nó không đủ công suất để "kéo" bản thân chiếc xe và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina được quảng cáo có chứa nhiều bộ phận dân dụng phương Tây.
Hơn nữa, các linh kiện điện tử được lắp ráp mà không tuân thủ đầy đủ yêu cầu về độ ẩm, khiến các tiếp điểm bắt đầu bị oxy hóa, gây ra tình trạng đoản mạch và cuối cùng dẫn đến hỏng hóc.
Bên cạnh đó, hệ thống nạp tự động mới được quảng cáo hóa ra chỉ là một huyền thoại, bởi vì chỉ có thể lấy đạn dự trữ từ khoang sau tháp pháo nếu binh sĩ trèo ra khỏi xe tăng và nạp chúng bằng tay.
Đại tá Bachurin cho biết, sau khi công bố bài đánh giá này, "thông tin được công khai rộng rãi đã vượt ra ngoài biên giới Ukraine, khiến nhiều đối tác nước ngoài đã ký hợp đồng với Liên bang Nga để cung cấp T-90 phải nhanh chóng hủy hợp đồng".
"Đối tác hủy hợp đồng có nghĩa là ngành công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga đối diện với thiệt hại lên đến hàng tỷ đô la. Số tiền này sẽ không được quay vòng để tái trang bị vũ khí cho Quân đội Nga”, vị Đại tá Ukraine nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo