Vì sao Mỹ bất ngờ điều động 'pháo đài bay' B-52H tới châu Phi?
RIA Novosti đưa tin, Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ (AFRICOM) vừa cho biết, quân đội nước này đã tiến hành cuộc tập trận ở châu Phi với các máy bay ném bom chiến lược B-52H.
Lầu Năm Góc muốn Nga đưa các vũ khí hạt nhân mới nhất vào Hiệp ước START-3 / Tiêm kích MiG-29K tối tân của Ấn Độ lại rơi
“Nhiệm vụ huấn luyện B-52 đã diễn ra ở Đông Phi trong sự kết hợp với các đối tác của chúng tôi. Đợt huấn luyện quy mô này cho thấy tầm vóc toàn cầu và sự linh hoạt vượt trội của lực lượng vũ trang Mỹ”, AFRICOM viết trên Twitter
Chi tiết cụ thể về cuộc tập trận và lý do vì sao Mỹ lại điều "pháo đài bay" này đến châu Phi tập trận không được tiết lộ
B-52 hiện là một trong bộ ba máy bay ném bom cực mạnh của Mỹ, dù ra đời đã hơn 60 năm, nhưng năng lực tác chiến của chúng vẫn rất đáng sợ trong chiến tranh hiện đại. Không những vậy, Mỹ còn nâng cấp và duy trì phi đội máy bay B-52 cho đến năm 2040
Tuy rằng đã xuất hiện hơn 60 năm nhưng "pháo đài bay chiến lược" B-52 vẫn giữ vững vai trò xương sống của Không quân chiến lược Mỹ và chưa thể bị thay thế trong tương lai gần
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952 và kết thúc giai đoạn sản xuất hàng loạt từ năm 1962, những chiếc B-52 đã trở thành huyền thoại trong lực lượng ném bom chiến lược của Mỹ
Đã có tới 744 chiếc B-52 với nhiều phiên bản được sản xuất, hiện nay chỉ còn duy nhất phiên bản B-52H là vẫn đang còn hoạt động
Mỹ đang duy trì phi đội bao gồm 76 oanh tạc cơ B-52H còn trong biên chế
Tuổi của các máy bay B-52 đều nhiều hơn tuổi của các phi công đang lái chúng
Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump còn phải nhận xét rằng, "chúng cũ đến mức cha bạn, ông bạn có thể đã từng lái"
Sở dĩ B-52 Stratofortress vẫn được tin dùng là do chi phí vận hành rẻ trong khi uy lực vẫn đủ lớn để đè bẹp sức kháng cự của đối phương
Ngoài nhiệm vụ chiến lược,"siêu pháo đài bay" còn đặc biệt hữu ích khi được sử dụng cho chức năng chiến thuật
B-52 mang được 27.200 kg bom và tên lửa đi xa 15.000 km, phạm vi hoạt động rộng giúp B-52 có thể quần vòng trên không trong thời gian dài để chờ yêu cầu, hoặc hỗ trợ từ các căn cứ dưới mặt đất
Bên cạnh đó, khả năng bay liên tục của B-52 rất thuận tiện cho việc tuần tra và can thiệp trên các vùng biển rộng lớn
Nhiều máy bay B-52H đã được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu Litening và radar Dragon’s Eye để xác định mục tiêu mặt nước, kết hợp cùng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon khiến nó đóng vai trò quan trọng trong trường hợp xảy ra xung đột hàng hải
Mỹ đang tiến hành các bước để nâng cấp để B-52 có thể mang theo khối lượng bom đạn lên tới hơn 40 tấn
B-52 Stratofortress còn phát huy tác dụng lớn trong những thời điểm cần phải phô trương sức mạnh quân sự
Với những nâng cấp mới nhất cho phép máy bay ngoài mang bom thông thường và thông minh, B-52H còn có khả năng mang theo các tên lửa hành trình tấn công tầm xa và cả sử dụng trong nhiệm vụ tấn công hạt nhân đối phương
Ngày nay, việc xuất hiện các máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa hành trình khiến cục diện tác chiến của Không quân Mỹ đã đổi khác
Mở đầu trận đánh của Mỹ thường là màn tấn công phủ đầu bằng các loại tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ phòng không của đối phương
Tiếp đến là các máy bay tiêm kích tàng hình tràn tới tiêu diệt nốt các đài chỉ huy radar cũng như hệ thống phòng không còn sót lại
Cuối cùng "pháo đài bay" B-52H mới xuất hiện để dội bão lửa lên đầu đối phương
Do các sân bay đối phương bị tên lửa hành trình tấn công nên tiêm kích đánh chặn không thể cất cánh
Mặt khác đội ngũ hộ tống bao gồm những chiếc tiêm kích cực mạnh có thể khống chế đối phương một cách hữu hiệu, tạo điều kiện cho B-52 ném bom
Những tên lửa này được phóng từ khoảng cách rất cao và rất xa nên rất an toàn cho máy bay B-52H trước các hệ thống phòng không của đối phương
Mang nhiều bom đạn hơn, chi phí vận hành rẻ hơn máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-1B Lancer nên B-52H vẫn được Không quân Mỹ ưa chuộng nhất trong các cuộc xung đột gần đây khi mà đối phương có lực lượng phòng không kém hiệu quả
Trong cuộc chiến tranh Iraq, Afghanistan, những "pháo đài bay" B-52H cất cánh từ sâu bên trong lãnh thổ Mỹ, bay tới vùng chiến sự cách xa cả chục ngàn cây số để tấn công rồi lại bay trở lại Mỹ
Có được điều này là nhờ máy bay được tiếp dầu liên tục trên không
B-52 có chiều dài 48,5m, sải cánh 56,4m, chiều cao 12,4m
Máy bay được trang bị 8 động cơ TF33-P-3/103 có công suất 76kN mỗi động cơ cho phép bay với vận tốc 1.000km/h, trần bay 15km và tầm bay tới 7.200km
Với việc duy trì hoạt động tới tận năm 2040, tức là chúng sẽ có 88 năm trong biên chế, nhiều hơn bất kỳ loại máy bay nào khác của Không quân Mỹ
Cuộc tập trận Global Thunder 19 (Sấm sét toàn cầu 19) vừa diễn ra cuối năm 2019 một lần nữa cho thấy sức mạnh đáng sợ của máy bay ném bom B-52H
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo