Quốc tế

Vì sao Nga lập cục diện 'da báo' ở đông bắc Syria?

Liên tiếp trong thời gian qua Nga đã có những động thái tăng cường lực lượng một cách rõ rệt ở phía bắc Syria.

Nga đã mạo hiểm khi đưa xe tăng Armata đến Syria / Chuyên gia Nga đáp trả nghi ngờ của phương Tây về thử nghiệm T-14 Armata tại Syria

Cùng với đó, Nga đã triển khai thêm lực lượng chen vào giữa các khu vực kiểm soát của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hình thành cục diện “da báo” ở biên giới phía bắc Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện ở tây bắc Syria

Từ đầu tháng 4/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã quy tụ 9000 tay súng thuộc hai nhóm vũ trang được họ hậu thuẫn là: Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Front for Liberation, NFL) và Quân đội Quốc gia Syria (Syrian National Army - SNA), để thành lập một lực lượng quân sự chung ở Idlib.

Theo đó, lực lượng mới được đặt tên là Lực lượng chiến đấu đặc biệt (Special Commandos Force - SCF), với tổng quân số lên tới 15.000 người, gồm 5 lữ đoàn chiến đấu (3 lữ đoàn của NFL và 2 của SNA).

Các lữ đoàn này được biên chế hỗn hợp gồm 1.500 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.500 tay súng đối lập Syria, do các sĩ quan của cả hai bên chỉ huy. Công tác đào tạo, huấn luyện binh sĩ thuộc các nhóm phiến quân Syria sẽ được tổ chức tại các cơ sở quân sự bên trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Vi sao Nga lap cuc dien 'da bao' o dong bac Syria?
Bản đồ khu vực chiếm đóng và kiểm soát của các bên ở Syria

Theo Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng này sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiết lập trật tự ở Idlib, đảm bảo an ninh cho thỏa thuận ngừng bắn Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ký ở Moscow hôm 5/3, bảo vệ dọc đường cao tốc chiến lược M4, nối thành phố ven biển Địa Trung Hải Latakia với thành phố Aleppo ở miền bắc Syria, qua Idlib.

Tuy nhiên, những hành động thực tế của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đã phủ nhận những tuyên bố tốt đẹp của chính quyền Ankara.

Tháng 2 và tháng 3, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Không quân Syria; từ đầu tháng 4 đến nay, họ tung thêm quân và phương tiện chiến đấu sang Idlib, lập thêm nhiều trạm kiểm soát dọc cao tốc M4, liên tục nã pháo vào các vị trí của Quân đội Syria và các đồng minh.

Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa sang Idlib các tổ hợp phòng không MIM-23 Hawk do Mỹ sản xuất. Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh HTS và các nhóm phiến quân khác không hề có trực thăng và máy bay chiến đấu, các tổ hợp tên lửa MIM-23 sẽ chỉ nhắm vào các máy bay của Không quân Syria.

Do đó, các chuyên gia nhận định rằng, sự hình thành của lực lượng mới là một phần của sự chuẩn bị của Ankara cho một cuộc đối đầu mới với Quân đội Syria (SAA), tiếp tục giúp các nhóm phiến quân HTS, NFL và SNA kiểm soát thực tế toàn bộ vùng tây bắc và một phần phía bắc Syria.

 

Mỹ quay trở lại đông và đông bắc Syria

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Mỹ đã đưa hàng nghìn xe tải vũ khí và xe thiết giáp từ Iraq trở lại khu vực người Kurd kiểm soát, ở tỉnh đông bắc Syria là al-Hasakah.

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ tái triển khai quân giúp người Kurd bảo vệ các mỏ dầu trước tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng thực tế là chiếm giữ trái phép lâu dài các mỏ dầu ở phía đông, có trữ lượng lớn nhất Syria.

Hiện nay, Mỹ vẫn đang duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực của người Kurd, giúp họ nắm giữ phần lớn tỉnh al-Hasakah, một phần tỉnh Raqqa và một nửa phía đông tỉnh Deir ez-Zor (phần phía đông sông Euphrates), tức là hầu như toàn bộ các tỉnh biên giới phía đông-đông bắc Syria thực tế đang do Mỹ và đồng minh người Kurd kiểm soát.

Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc vẫn duy trì căn cứ quân sự al-Tanf ở tỉnh Homs, đông nam Syria (giáp biên giới Iraq và Jordan) và thiết lập một khu vực an ninh rộng 55km bên ngoài căn cứ này.

 

Mặc dù tuyên bố mục đích là “ngăn chặn khủng bố IS trỗi dậy”, nhưng Mỹ đã chặn Quân đội Syria và đồng minh tiếp cận khu vực này.

Các chuyên gia nhận định, thực chất là Washington đang bảo vệ, tiếp sức cho nhóm tàn quân còn sót lại ở sa mạc phía đông, duy trì hoạt động của chúng để lấy cớ tiếp tục hiện diện quân sự ở Syria.

Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng “an toàn khu” al-Tanf để huấn luyện phiến quân, tung vào nội địa để phá hoại các mỏ dầu, khí đốt và cơ sở hạ tầng trong các khu vực do chính phủ Syria kiểm soát.

Như vậy, Mỹ đang khống chế các tỉnh phía đông và đông bắc Syria, thông qua các căn cứ quân sự trong khu vực kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), mà thực chất là Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG).

Syriakhó kiểm soát biên giới phía bắc

 

Có thể nói, cục diện các tỉnh biên giới phía bắc và phía đông Syria đang rất bất lợi cho Syria, với sự hiện diện của hai lực lượng quân sự nước ngoài, đặc biệt là khu vực sát biên giới với chiều sâu chiến lược 30km thì lại càng phức tạp hơn.

Phần lớn tỉnh Idlib ở tây bắc Syria hiện đang nằm trong tay các nhóm phiến quân HTS và NFL được Ankara hậu thuẫn.

Ở tỉnh Aleppo, Thổ Nhĩ Kỳ và SNA đang chiếm đóng đoạn biên giới sâu 30km ở phía tây sông Euphreates, chạy từ Afrin ở phía tây tỉnh đến Azaz, al-Rai, al-Bab, Jarabulus ở phía đông tỉnh. Như vậy, chính quyền Syria mất hoàn toàn quyền kiểm soát biên giới tây bắc đất nước về tay Thổ Nhĩ Kỳ.

Biên giới phía bắc-đông bắc Syria còn phức tạp hơn với sự đan xen của nhiều lực lượng. Bắt đầu từ bờ đông sông Euphreates, quân chính phủ Syria và người Kurd đang phối hợp nắm giữ đoạn Kobani (Aleppo) đến địa giới tỉnh Raqqa;

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang tuần tra chung đoạn từ Tel Abyad (Raqqa) đến Ras al-Ayn (al-Hasakah); đoạn từ Ras al-Ayn đến hết tỉnh al-Hasakah giáp biên giới Iraq đang thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và người Kurd, có sự hiện diện của quân chính phủ Syria.

 

Còn toàn bộ khu vực biên giới phía đông Syria thuộc tỉnh al-Hasakah và Deir ez-Zor giáp với biên giới Iraq đang nằm trong tay người Kurd, trong đó có cả khu vực giàu dầu mỏ nhất Syria thuộc phía đông sông Euphrates, cũng là phần phía đông tỉnh Deir ez-Zor.

Như vậy, chính quyền của ông Bashar al-Assad sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi các vùng đất đang có sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài, thậm chí là còn có thể mất thêm các vùng đất khác.

Trong điều kiện khó khăn như vậy, chỉ có sự hiện diện của quân Nga mới tạo ra đối trọng thực sự với quân Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga cài lực lượng, giữ thế trận biên giới bắc Syria

Từ giữa tháng 3 đến nay, Nga đang mở thêm nhiều căn cứ quân sự, củng cố và thiết lập mới các sân bay ở các tỉnh Raqqa và al-Hasakah.

 

Tuần trước, Nga đã triển khai kế hoạch thiết lập một căn cứ máy bay trực thăng ở phía nam thị trấn Madan, vùng nông thôn đông nam Raqqa.

Sân bay này nằm cách cả hai thành phố Raqqa và thành phố Deir ez-Zor khoảng 70km, sẽ đảm bảo việc tiếp tế hậu cần và tiếp viện hỏa lực đường không cho lực lượng chính phủ Syria ở phía bắc và phía đông.

Hai tuần trước, quân đội Nga đã triển khai thêm lực lượng và thiết bị cho căn cứ duy nhất mà quân đội Syria đang kiểm soát ở tỉnh al-Hasakah là sân bay al-Qamishli, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Phần lớn tỉnh al-Hasakah hiện do người Kurd kiểm soát và là một trọng điểm hiện diện quân sự của quân đội Mỹ; do đó, vai trò của căn cứ Nga ở sân bay Qamishli là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, Nga đang thiết lập bốn cứ điểm mới ở tỉnh al-Hasakah, hai trong số đó ở phía đông bắc tỉnh, hai cứ điểm còn lại ở vùng nông thôn Tell Tamr, sát đường ranh giới khu vực ngừng bắn của Chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình”, đối diện với các vị trí của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Việc thiết lập sân bay và căn cứ mới, tăng cường lực lượng cho các sân bay cũ của Nga không đơn thuần là hành động đơn lẻ, mà rõ ràng Moscow đang bắt đầu gia tăng sự hiện diện, chèn lực lượng vào giữa các khu vực có quân Mỹ và quân Thổ Nhĩ Kỳ, hình thành một cục diện “da báo” ở biên giới bắc-đông bắc Syria.

Theo phân tích của các chuyên gia, sự hiện diện của Nga sẽ là “tấm lá chắn” cho quân đội Syria chống lại sự tấn công của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, ngăn chặn hai thế lực nước ngoài leo thang quân sự, mở rộng khu vực chiếm đóng.

Sự hiện diện của các căn cứ Nga trong các khu vực này có vai trò vô cùng quan trọng, thiết lập sự cân bằng lực lượng với hai nước NATO, giúp Syria không mất hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực biên giới phía bắc đất nước, rộng đường tính toán cho các khả năng về sau.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm