Quốc tế

Vì sao những chiếc B-2 tỷ USD phải 'nằm sân' gần 6 tháng qua?

Là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất, chi phí giờ bay lên tới 150.000 USD, nhưng những chiếc B-2 lại phải dừng bay trong thời gian dài.

Hải quân Nga đang nỗ lực gì với những chiến hạm lớn nhất? / Tính năng đặc biệt của S-350 không có trên Patriot

Phi đội máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không quân Mỹ đã không bay trong gần sáu tháng. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã tạm dừng hoạt động của 20 chiếc máy bay ném bom B-2 Spirit sau sự cố vào tháng 12/2022 khiến một chiếc bị hư hỏng.

Lực lượng Không quân Mỹ khẳng định rằng các máy bay ném bom vẫn sẵn sàng hoạt động khi cần và các phi công vẫn đang tiếp tục huấn luyện duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Nguyên nhân dừng hoạt động

Theo Tạp chí Lực lượng Hàng không & Không gian, các máy bay ném bom đã được hạ cánh và bảo dưỡng tại căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri. Trước đó, vào ngày 10/12/2022, một máy bay ném bom B-2 đã chệch khỏi đường băng trong quá trình hạ cánh và bốc cháy, làm máy bay hư hỏng nặng. Cả hai thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều an toàn.

Vì sao những chiếc B-2 tỷ USD phải 'nằm sân' gần 6 tháng qua? - 1

Máy bay B-2 tại căn cứ Không quân Whiteman.

Lực lượng Không quân Mỹ sau đó đã ra lệnh ngừng các hoạt động của máy bay B-2 trên phạm vi toàn thế giới vào ngày 19/12. Mười chín trong số 20 máy bay ném bom B-2 khi đó đang đóng quân tại Trân Châu Cảng, trong khi chiếc B-2 thứ 20 đang ở sân bay quốc tế Daniel K. Inouye trên đảo Hawaii - là nơi dừng chân thường xuyên của các máy bay ném bom hướng đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hình ảnh Google Maps gần đây nhất ở độ phân giải cao cho thấy ba chiếc B-2 trên mặt đất tại sân bay, cũng như các phương tiện vận tải C-5M Galaxy, C-17 Globemaster III và C-130 và KC-135 Stratotankers.

Lực lượng Không quân Mỹ vẫn chưa tiết lộ nguyên nhân của vụ tai nạn vào tháng 12 năm ngoái, nhưng đây là sự cố thứ hai chỉ trong một thời gian ngắn của loại máy bay này.

Một sự cố trước đó vào tháng 9/2021, cũng tại Whiteman, sau đó được tiết lộ là có liên quan đến lò xo bộ phận hạ cánh bị mòn. Máy bay gặp nạn sau đó được gửi đến nhà máy bí mật 42 của Lực lượng Không quân để sửa chữa, đây là nơi đặt dây chuyền sản xuất B-2 ban đầu.

Chỉ có 21 chiếc máy bay ném bom B-2 được chế tạo, rất khiêm tốn so với yêu cầu ban đầu từ thời Chiến tranh Lạnh đặt ra là 132 chiếc. Các chuyên gia quân sự đánh giá đây là một phi đội nhỏ và đắt đỏ, nhưng B-2 lại là máy bay ném bom hạng nặng duy nhất có khả năng xâm nhập các khu vực không phận được bảo vệ nghiêm ngặt, vì vậy Lực lượng Không quân Mỹ sẽ cố gắng sửa chữa các máy bay bị hư hỏng nếu có thể.

 

Chiếc B-2 duy nhất từng bị phá hủy hoàn toàn là vào năm 2008 tại Căn cứ Không quân Andersen ở Guam. Bất chấp nỗ lực của các đội cứu hỏa, chiếc máy bay đã bị thiêu rụi.

Vì sao những chiếc B-2 tỷ USD phải 'nằm sân' gần 6 tháng qua? - 2

Một chiếc B-2 gặp sự cố khi hạ cánh.

Khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mặc dù thời gian ngừng hoạt động kéo dài, nhưng Lực lượng Không quân Mỹ vẫn duy trì các máy bay B-2 đảm bảo khả năng sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ răn đe hạt nhân.

 

B-2 cùng với một nửa phi đội máy bay ném bom B-52 Stratofortress, là những máy bay ném bom có ​​khả năng mang vũ khí hạt nhân duy nhất trong biên chế của Không quân Mỹ.

Các máy bay ném bom B-52 và B-1 còn lại đã được phi hạt nhân hóa, khả năng mang vũ khí hạt nhân của chúng bị loại bỏ để thực hiện các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga.

Lực lượng Không quân Mỹ cũng tuyên bố các phi công vẫn đang tăng số giờ bay trên máy bay khác hoặc trong máy bay mô phỏng. Giống như phi công U-2, phi công B-2 sẽ thường bay trên bầu trời bằng máy bay huấn luyện phản lực T-38 Talon để duy trì trình độ bay cơ bản của họ.

T-38 có khả năng cơ động cao và chi phí vận hành ít tốn kém, được xem là một lợi thế khác biệt so với B-2, loại máy bay có giá lên tới 150.000 USD một giờ bay. B-2 dự kiến ​​sẽ dừng hoạt động vào đầu những năm 2030, khi máy bay ném bom B-21 Raider sắp ra mắt để thay thế cho cả máy bay ném bom tàng hình B-2 và B-1.

Vì sao những chiếc B-2 tỷ USD phải 'nằm sân' gần 6 tháng qua? - 3

Máy bay ném bom B-2 Spirit.

 

Máy bay ném bom B-2 Spirit

B-2 Spirit do tập đoàn Northrop Grumman phát triển, là dòng máy bay ném bom chiến lược đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình, mang theo không chỉ các loại bom thông thường và dẫn đường thông minh mà còn cả bom hạt nhân.

Chiếc máy bay ném bom này là một cột mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Mỹ.

B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất. Uớc tính chi phí cho mỗi chiếc lên tới 2,13 tỷ USD (nếu tính cả chi phí nghiên cứu) thời giá năm 1997. Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 giúp loại máy bay này có thể giảm tối đa khả năng bị radar phát hiện, giúp nó thâm nhập qua các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.

Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó.

 

Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 12.000 km mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó.

B-2 có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải, ít hơn nhiều so với đội bay bốn người của B-1B và năm người của B-52.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm