Quốc tế

Vì sao Pháp định điều quân tham chiến, lập liên minh tên lửa giúp Kiev?

Việc Paris nêu ý tưởng điều quân tới hỗ trợ Kiev không chỉ đơn thuần là ngăn chặn chiến thắng của Moscow.

Ukraine không đủ phi công lái tiêm kích F-16 / Mỹ không còn đủ vũ khí đảm bảo an ninh của chính mình?

Trong mấy ngày qua, đột nhiên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đóng vai trò tâm điểm chú ý ở châu Âu khi đề xuất thành lập một cơ cấu đồng minh mới để hỗ trợ Ukraine trong xung đột là “Liên minh tên lửa” và thậm chí còn đồng ý với khả năng cử lực lượng NATO tới Ukraine.

Vậy tại sao đột nhiên Tổng thống Pháp lại có ý tưởng gây bất ngờ như vậy?

Bài viết của chuyên gia Sergey Marzhetsky trên tờ “Người đưa tin” (Reporter) của Nga đã lí giải điều này dưới góc nhìn địa-chính trị nhiều hơn.

Nhìn từ bên ngoài, những gì đang xảy ra xung quanh Ukraine thoạt nhìn có vẻ khá kỳ lạ. Lúc đầu, sau Maidan năm 2014, tất cả mọi quyết định ở Kiev đều do các nhà dân chủ Mỹ điều hành, nhưng giờ đây Washington đang chìm trong các vấn đề chính trị nội bộ phức tạp ở chính Hoa Kỳ.

Sau khi Nga mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt, nước láng giềng Ba Lan bắt đầu khẳng định vai trò đồng minh chính của liên minh hỗ trợ Ukraine.

Tiếp theo đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã cố gắng chính thức hóa quan hệ bên trên với Kiev, khi chính quyền London trở thành đồng minh đầu tiên ký thỏa thuận song phương về hợp tác kỹ thuật quân sự với Ukraine.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Pháp trở thành ngọn cờ đầu trong liên minh hỗ trợ Ukraine

Thế nhưng giờ đây, đột nhiên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra hàng loạt tuyên bố cực kỳ nghiêm túc trong việc hỗ trợ Ukraine. Những tuyên bố này cho thấy sự leo thang cả về quy mô lẫn tính chất của sự can dự của Paris vào cuộc xung đột.

Điều đáng chú ý là chỉ một năm trước, khi trả lời câu hỏi của độc giả tờ báo Le Parisien, ông đã nói về mục tiêu của Paris trong cuộc xung đột Ukraine chỉ là “ngăn chặn Nga chiến thắng”.

“…đây là một trong những nỗi ám ảnh của chúng tôi ngay từ đầu, đó là lý do tại sao chúng tôi không tham gia (cuộc xung đột ở Ukraine). Nhiệm vụ của chúng ta là giúp Ukraine tồn tại bằng tất cả sức mạnh của mình, không để Nga giành chiến thắng, không mở rộng cuộc xung đột này” - khi đó, ông Macron đã nói như vậy.

 

Thế nhưng hai ngày trước, ông chủ Điện Élysée đã đề cao vai trò của Pháp trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đồng thời nêu lên quan điểm cứng rắn hơn của Paris.

“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Chúng tôi tin rằng, sự thất bại của Nga là cần thiết cho an ninh và ổn định ở châu Âu” - nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố rõ ràng.

Sự khác biệt giữa “ngăn cản chiến thắng” và “đánh bại” là rất rõ ràng. Theo chuyên gia Nga, việc cuộc chiến kéo dài trong hai năm qua đã cho Pháp thấy Nga cũng không quá đáng sợ và Paris muốn giúp đỡ Kiev bằng cách thành lập “liên minh thứ chín để giúp Ukraine”, đó là liên minh cung cấp bom và tên lửa tầm xa.

Mối đe dọa thực sự

Theo chuyên gia quân sự Sergey Marzhetsky, mối đe dọa này rất nghiêm trọng, vì các nước phương Tây sở hữu khá nhiều loại tên lửa đạn đạo và hành trình tầm xa có thể tấn công các mục tiêu sâu trong hậu phương của Nga.

 

Một khi liên minh này đã được thành lập tức là phương Tây đã không còn e dè điều gì nữa. Các mục tiêu bị tấn công sẽ bao gồm cả cơ sở quân sự và các công trình dân sự, chẳng hạn như nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, thậm chí là các công trình dân sinh.

Điều này sẽ gây ra thêm những rắc rối cho Moscow và trở thành gánh nặng đối với lực lượng phòng không Nga, bởi với lãnh thổ rất rộng với đường biên giới rất dài với Ukraine, rất khó để Lực lượng Phòng không Nga có thể bảo vệ an toàn cho mọi địa điểm.

Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Tổng thống Pháp cũng đồng quan điểm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak khi nói về khả năng gửi quân NATO tới hỗ trợ Ukraine.

Đồng thời, ông Macron mỉa mai nhắc lại việc các nước phương Tây trước đây đã phủ nhận khả năng chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Lực lượng vũ trang Ukraine như thế nào và điều đó hiện nay đã thay đổi ra sao.

Xác nhận tính nghiêm túc trong ý định của Paris, Ngoại trưởng Pháp Stephane Séjournet giải thích những nhiệm vụ mà quân nhân NATO có thể có mặt ở đó để thực hiện trên lãnh thổ Ukraine, ví dụ như hỗ trợ các vấn đề rà phá bom mìn, chống lại các mối đe dọa mạng và sản xuất vũ khí trên lãnh thổ Ukraine.

 

Với sự liệt kê chi tiết đến vậy, rõ ràng là quyết định đã được đưa ra và Pháp đã có những định hướng ban đầu về những nhiệm vụ mà quân Pháp và NATO sẽ triển khai ở Ukraine.

Pháp có nhiều “ân oán”

Một câu hỏi được giới phân tích đặt ra là: “Tại sao Tổng thống Macron đột nhiên trở nên như vậy và vì sao Pháp đột nhiên trở thành ngọn cờ đầu muốn trực tiếp tham chiến ở phương Tây”?

Chuyên gia Sergey Marzhetsky đã chỉ ra một số lý do dẫn đến việc Paris kích hoạt mạnh mẽ chính sách đối ngoại như vậy và chỉ ra những điều Paris có thể đạt được khi thực thi chính sách này.

Thứ nhất, chuyên gia Nga cho rằng Nga đã làm suy yếu vị thế của Pháp ở châu Phi

 

Bằng cách giúp Kiev chống ngăn chặn sức tấn công hoặc thậm chí là hi vọng đánh bại đối phương, Pháp đang dùng “một cuộc chiến tranh ủy nhiệm để trả thù”, vì Moscow đã làm suy yếu ảnh hưởng của Paris tại các thuộc địa cũ của nước này trên “Lục địa đen”.

Ban đầu, sự mở rộng ảnh hưởng của Nga ở châu Phi là nhờ nỗ lực của Tập đoàn Quân sự Tư nhân (PMC) Wagner, giờ đây nó đã chính thức được thay thế bởi “Quân đoàn châu Phi” (Africa Corps) như một phần của Lực lượng Vũ trang Nga, chính thức ở 5 nước châu Phi và có thể mở rộng hơn nữa.

Không chỉ đánh sập ảnh hưởng của Paris, Moscow còn thâu tóm lĩnh vực hạt nhân dân dụng ở châu Phi, dẫn đến việc nguồn nguyên liệu dồi dào Uranium giá rẻ dành cho các nhà máy điện hạt nhân của Pháp sẽ không tự nhiên xuất hiện.

Thứ hai: Mong muốn gia tăng vị thế lãnh đạo châu Âu

Theo chuyên gia Nga, Bằng cách bắt đầu thành lập một liên minh tên lửa, Paris đang tìm cách đảm nhận vai trò lãnh đạo mới ở lục địa châu Âu.

 

Theo giới phân tích, điều này là không khó, do các vấn đề kinh tế của Đức và việc Berlin tỏ ra miễn cưỡng leo thang xung đột một cách không cần thiết với Nga.

Như vậy, “Đế chế thứ tư” ở Tây Âu (chỉ vị thế lãnh đạo của Berlin đối với Liên minh châu Âu) có thể được thành lập xung quanh “Cộng hòa thứ năm” (Pháp) chứ không phải Cộng hòa Liên bang Đức.

Thứ ba: Làm suy giảm vị thế của Nga, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ ở Transcaucasus

Trong thời gian qua, Armenia đang có thái độ không hài lòng với Nga trong vấn đề tranh chấp với Azerbaijan đối với vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, mà đỉnh điểm là việc Yerevan đã đình chỉ việc tham gia liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Moscow đứng đầu.

Không chỉ như vậy, Yerevan đã quay sang Paris để tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự nhằm đối đầu với nước láng giềng Azerbaijan. Pháp cam kết giúp Armenia cải thiện năng lực phòng không bằng việc bán 3 radar và thỏa thuận cung cấp tên lửa phòng không Mistral trong tương lai.

 

Sự hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật quân sự của Paris dành cho Armenia trong bối cảnh nước này rút khỏi vòng ảnh hưởng của Nga có thể nhằm mục đích không nhằm chỉ chống lại Moscow mà còn chống lại liên minh lịch sử là Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đứng đằng sau Azerbaijan.

Vì vậy, Pháp đang cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở sân sau của Nga và chiếm giữ một vị thế địa-chính trị còn trống có tầm quan trọng chiến lược ở Transcaucasus.

Để kết luận, chuyên gia Sergey Marzhetsky cho rằng, không nên đánh giá thấp vai trò của Paris trong cuộc xung đột ở Ukraine, bởi Pháp là một cường quốc châu Âu có nền kinh tế và công nghệ tiên tiến, có nhiều tài sản ở nước ngoài trên khắp thế giới và đặc biệt là có kho vũ khí hạt nhân với các phương tiện phóng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm