Quốc tế

Vì sao tiêm kích tối tân của Việt Nam thường chỉ sử dụng vũ khí không điều khiển khi tập trận?

DNVN - Việc chiến đấu cơ Su-30MK2, Su-22M4 và trực thăng Mi-8/17 chỉ sử dụng vũ khí không điều khiển khi tập trận bắn đạn thật liệu có phải là một sự phí phạm tính năng của chúng?

"Họa vô đơn chí" với Ukraine khi mất 2 vận tải cơ Il-76 vì cuộc nội chiến Lybia / Ảnh vệ tinh rõ nét về máy bay vận tải An-124 Ruslan bị phá hủy tại Lybia

Trong các cuộc tập trận bắn đạn thật được Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức, hình ảnh thường thấy là tiêm kích đa năng Su-30MK2 cũng như cường kích Su-22M3/M4 chỉ bắn phá mục tiêu mặt đất, mặt biển bằng bom và rocket không điều khiển.

Điều này dẫn đến nhận định cho rằng do vũ khí dẫn đường thông minh quá đắt đỏ nên Không quân Việt Nam phải ưu tiên để dành chúng cho sẵn sàng chiến đấu, chỉ thỉnh thoảng mới mang ra bắn khi đến hạn thanh lý nhằm tránh phải tiêu hủy do hết hạn sử dụng.

Ý kiến trên không sai, tuy nhiên vẫn chưa phải là nguyên nhân chủ chốt dẫn tới việc chiến đấu cơ Su-30MK2 và Su-22M3/M4 chỉ dùng đạn thường trong tập trận.

Nạp rocket cho tiêm kích Su-30MK2 trước khi tham gia diễn tập bắn ném đạn thật. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Nạp rocket cho tiêm kích Su-30MK2 trước khi tham gia diễn tập bắn ném đạn thật. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Lý do chính yếu của việc làm trên đó là chỉ có thông qua bài kiểm tra ném bom, phóng rocket, bắn pháo bằng đạn thường thì trình độ cũng như kỹ năng điều khiển máy bay của phi công mới được thể hiện một cách rõ ràng nhất.

Đối với vũ khí thông minh, việc ngắm bắn đã được vi tính hóa gần như tuyệt đối nhằm hạn chế sai sót của con người.

Các thiết bị trinh sát phát hiện mục tiêu của máy bay sẽ thu thập tham số của đối tượng cần tiêu diệt rồi truyền về hệ thống điều khiển hỏa lực để cài đặt chế độ phóng cho tên lửa.

Lúc này phi công gần như chỉ phải làm thao tác hướng chiếc chiến đấu cơ của mình về hướng chuẩn rồi nhấn nút bắn.

 

Tên lửa hoặc bom và rocket thông minh sau đó sẽ tiêu diệt đối phương theo hình thức "phóng và quên" (không cần sự can thiệp từ bên ngoài) hoặc "phóng và bỏ chạy" (chỉ yêu cầu phi công điều chỉnh đôi chút trên quãng đường tới mục tiêu).

Trong khi đó, nếu bắn pháo, rocket, ném bom không điều khiển thì phi công sẽ phải thực hiện các thao tác phức tạp hơn nhiều như căn chỉnh vận tốc, hướng công kích, chớp thời cơ làm sao để đạn bắn đi đạt xác suất trúng đích cao nhất có thể.

Máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Không quân Nga ném bom không điều khiển trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Sina.

Máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Không quân Nga ném bom không điều khiển trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Sina.

Không chỉ riêng Không quân nhân dân Việt Nam, nhiều lực lượng mạnh, hiện đại, sở hữu kho vũ khí công nghệ cao dồi dào đến mức bắn thoải mái cũng chẳng sợ hết cũng rất chú trọng các bài luyện tập với vũ khí thông thường.

 

Không quân Nga hay Không quân Trung Quốc vẫn thường xuyên tổ chức kiểm tra kỹ năng của phi công thông qua bắn - ném bằng bom và rocket không điều khiển.

Do vậy, phải khẳng định lại một lần nữa là việc sử dụng bom, rocket thường khi tập trận hoàn toàn không phải là sự phí phạm tính năng của chiến đấu cơ hiện đại, mà điều này thậm chí còn giúp cho tay nghề của các phi công được nâng cao hơn mà thôi.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm