Quốc tế

Vì sao Tổng thống Putin quyết định xây căn cứ hải quân Nga ở Sudan?

Với sự xuất hiện của căn cứ hải quân ở Sudan, Nga sẽ mở rộng khả năng cạnh tranh tầm ảnh hưởng với nhiều quốc gia ở châu Phi.

Tên lửa Azerbaijan nhằm vào căn cứ quân sự Nga? / Căn cứ không quân Gyumri của Nga đã “nằm trong lòng bàn tay” của Azerbaijan?

Hôm 16/11, Tổng thống Vladimir Putin đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân của Nga tại Sudan. Căn cứ này có thể làm nơi neo đậu của các tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây sẽ là cơ sở quân sự quan trọng đầu tiên của Nga tại châu Phi kể từ khi Liên Xô cũ tan giã.

Vì sao TT Putin quyết định xây căn cứ hải quân Nga ở Sudan?
Tàu chiến Nga neo đậu tại cảng Tartus ở Syria trong lễ kỷ niệm Ngày Hải quân. (Ảnh: Sputnik)

Reuters đưa tin, căn cứ hải quân mới của Nga được xây dựng gần cảng Sudan với sức chứa 300 nhân viên cả quân và dân sự. Cơ sở này sẽ giúp Nga tăng cường năng lực hoạt dộng trên Ấn Độ Dương và mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi.

Sau khi ký sắc lệnh hôm 16/11, Tổng thống Putin cho biết ông đã phê chuẩn đề xuất của chính phủ về việc thành lập một trung tâm hậu cần hải quân ở Sudan và yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga ký kết thỏa thuận với phía Sudan để xây dựng công trình.

Hồi đầu tháng 11, một bản nháp liên quan tới căn cứ hải quân ở Sudan đã được chính phủ Nga công bố. Vào thời điểm đó, bản nháp cho hay căn cứ này chỉ có thể làm nơi neo đậu cho không quá 4 tàu chiến. Trung tâm hậu cần sẽ được sử dụng cho mục đích sửa chữa và tiếp liệu, cũng như là nơi lính hải quân Nga nghỉ ngơi.

Về phần đất sử dụng xây căn cứ hải quân Nga sẽ được phía Sudan cung cấp miễn phí. Moscow sẽ đưa bất cứ vũ khí, đạn dược và các thiết bị khác cần thiết tới Sudan theo đường hàng không và đường biển để hỗ trợ hoạt động của căn cứ.

Hiện tại, Nga cũng có một căn cứ hải quân tương tự như kế hoạch xây dựng ở Sudan là căn cứ hải quân Tartus ở Syria. Cũng tại Syria, Nga còn có căn cứ không quân Hmeymim.

 

Hiện tại, Moscow đang mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi để cạnh tranh với nhiều quốc gia khác bao gồm Trung Quốc. Theo đó, quốc gia sừng châu Phi Djibouti cũng đang là nơi hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Ngoài ra, một số lực lượng hải quân các nước khác cũng thường xuyên sử dụng cảng của Djibouti.

Hãng tin TASS nhận định, căn cứ hải quân ở Sudan sẽ giúp hải quân Nga hoạt động trên khu vực Ấn Độ Dương dễ dàng hơn. Bởi từ đây, Nga có thể huy động các chuyến bay chở binh sĩ luân phiên hoạt động trên dàn tàu chiến đi biển dài ngày.

Theo dự đoán, Nga còn cho huy động nhiều vũ khí hiện đại để bảo vệ căn cứ ở Sudan như các hệ thống tên lửa đất đối không tối tân nhằm tạo ra vùng cấm bay quanh cơ sở này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm