Vì sao xe tăng Nhật lại thảm bại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2?
Là một trong những cường quốc quân sự tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tuy nhiên Nhật Bản lại có lực lượng tăng thiết giáp cực kỳ yếu ớt và không tạo được nhiều tiếng vang như các cường quốc khác trong cuộc chiến này.
Xe tăng hạng nặng tấn công cực độc của Anh thời CTTG 2 / Lạ lùng: Anh cắt giảm gần 1/2 xe tăng, đồng minh choáng váng
Nhật Bản bắt đầu hứng thú với xe tăng kể từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Vào thập niên 20, nước này cho nhập khẩu một loạt xe tăng từ nước ngoài để tìm hiểu cách thức chế tạo cũng như thử nghiệm việc tác chiến của xe tăng với lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: JIAJ.
Sau quá trình thử nghiệm thành công, tới năm 1925, Nhật lên kế hoạch thành lập các lực lượng thiết giáp đầu tiên, dự tính bao gồm ba tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ và một tiểu đoàn xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: JIAJ.
Vấn đề bây giờ mới nảy sinh, Nhật không thể đủ khả năng tự sản xuất tăng nội địa và dù thừa mứa tiền của, Nhật cũng không thể nhập khẩu xe tăng từ nước ngoài do bản thân các quốc gia đang sản xuất xe tăng thời điểm đó cũng cung không đủ cầu cho lực lượng trong nước. Nguồn ảnh: JIAJ.
Cuối cùng, Nhật chỉ có khả năng mua được mẫu xe tăng Renault FT - một mẫu xe tăng hạng nhẹ đời cũ của Pháp. Đây cũng là vấn đề tương tự với Mỹ và Renault FT cũng được Mỹ lựa chọn. Vậy nên các loại xe tăng sau này của Mỹ và Nhật đều được phát triển dựa trên mẫu xe tăng chuẩn mực này của Pháp. Nguồn ảnh: JIAJ.
Do có xe tăng được xây dựng dựa trên thế kế của xe tăng Pháp giống với Mỹ và Italia, học thuyết chiến tranh với xe tăng của Nhật trong giai đoạn những năm 30 về cơ bản là khá giống nhau. Nguồn ảnh: JIAJ.
Tuy nhiên sau khi thảm bại dưới tay quân Liên Xô vào năm 1939, Nhật Bản bắt đầu nghĩ đến chuyện phát triển mẫu thiết kế xe tăng riêng của lực lượng này và một học thuyết chuyên biệt. Nguồn ảnh: JIAJ.
Theo đó, lực lượng thiết giáp của Nhật Bản với số lượng ít, sẽ chỉ đóng vai trò là lực lượng hỗ trợ hoả lực cho bộ binh trên chiến trường, không thể hoặc ít có khả năng đóng vai trò xung kích trừ trường hợp bắt buộc. Nguồn ảnh: JIAJ.
Mặc dù vậy ngay từ khi học thuyết này còn đang được hoàn thiện, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã nổ ra và Nhật rơi vào tình cảnh thiếu nguyên vật liệu nghiêm trọng, không thể đủ để tự sản xuất ra lực lượng xe tăng quy mô lớn cho chính mình. Nguồn ảnh: JIAJ.
Chưa hết, do môi trường tác chiến của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là ở châu Á Thái Bình Dương và khu vực Malaya - vùng đất có địa hình hiểm trở và không phù hợp với việc sử dụng xe tăng ở quy mô lớn nên lực lượng này cũng chỉ sử dụng lực lượng thiết giáp quy mô nhỏ. Nguồn ảnh: JIAJ.
Càng về cuối cuộc chiến, lực lượng tăng thiết giáp Nhật Bản càng kiệt quệ, phần lớn lính tăng thiết giáp bị điều chuyển hết sang bộ binh, các xe tăng của Nhật nếu có xuất hiện trên chiến trường cũng đều là loại cũ, hoả lực kém, bọc giáp mỏng và dễ bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: JIAJ.
Mặc dù có nỗ lực thiết kế một vài loại xe tăng hiện đại dựa trên các kinh nghiệm được Đức chuyển giao, tuy nhiên năng lực sản xuất của Nhật lại không thể đáp ứng được yêu cầu nên thông thường các thiết kế ưu việt như Type 4 Chi-To lại chỉ được chế tạo một chiếc để thử nghiệm. Nguồn ảnh: JIAJ.
Tổng cộng từ năm 1931 tới năm 1938, Nhật chế tạo được 1700 xe tăng mới, trong năm 1939 chế tạo được 2020 xe tăng nhưng tới năm 1945, chỉ 256 chiếc được ra đời. Nguồn ảnh: JIAJ.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo