Việt Nam hoán cải thành công tên lửa K-5MS cho nhiệm vụ đặc biệt
"Sát thủ tàu ngầm" Nga được nâng cấp thành máy bay ném bom tầm xa cực mạnh / Nga "giật mình" khi NATO sắp có thêm tàu sân bay mang F-35B
Tên lửa K-5 (NATO gọi là AA-1 Alkali) là vũ khí không đối không có điều khiển đầu tiên do Liên xô chế tạo, nó sử dụng nhiên liệu rắn với hệ thống dẫn đường radar bán chủ động thông qua sóng radio.
Công việc phát triển K-5 bắt đầu từ năm 1951, được thử nghiệm thành công trên tiêm kích đánh chặn Yak-25 vào năm 1955. Đến năm 1956, tên lửa K-5 (nhận tên gọi RS-1U) chính thức được thông qua, trang bị cho các máy bay tiêm kích MiG-17PFU, Yak-25K và MiG-19PM.
Cuối năm 1957, phiên bản hiện đại hóa K-5M (RS-2U) đã ra đời và đến năm 1960 thì biến thể nâng cấp sâu K-5MS (RS-2US) được đưa vào biên chế, tương thích với tiêm kích đánh chặn MiG-19PMU, Su-9, MiG-21PFM/ F/ MF.
Ngoài ra Liên Xô còn chế tạo cả biến thể K-55 từ tên lửa K-5, khác biệt nằm ở chỗ nó sử dụng đầu dò hồng ngoại chứ không phải đầu dẫn radar bán chủ động.
Tên lửa không đối không tầm ngắn K-5MS (RS-2US). Ảnh: Wikipedia.
Tên lửa không đối không K-5MS có chiều dài 2,5 m; đường kính thân 200 mm; sải cánh 0,65 m; trọng lượng phóng 82,7 kg mang theo đầu đạn phân mảnh nặng 13 kg với ngòi nổ radio PB-2U.
K-5MS có vận tốc 800 m/s; tầm bắn 2 - 6 km khi phóng ở độ cao 5 - 20 km nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 2,5 - 3,5 km do còn căn cứ vào tình trạng của máy bay phóng cũng như mục tiêu.
Trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam nhận được cả tên lửa K-5MS cùng với K-13 (R-3R) nhưng nó không phát huy mấy tác dụng khi chiến đấu vì hệ dẫn đường quá sơ khai và radar dẫn bắn của máy bay MiG-21 có tính năng rất hạn chế. Chính vì vậy mà K-5MS hoàn toàn bị lu mờ bởi cái bóng lớn của tên lửa K-13.
Tên lửa K-5MS và K-13 trên tiêm kích đánh chặn MiG-21MF số hiệu 5121 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Ảnh: Tiền Phong.
Theo Báo Phòng không - Không quân, Sau khi loại biên, các tên lửa K-5MS còn lại đã được Viện kỹ thuật quân sự - Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu cải tiến thành mục tiêu bay mang tên gọi BB-3R, BB-13M và M5, phục vụ đắc lực cho công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Mục tiêu bay BB-3R theo đánh giá rất thích hợp để huấn luyện bắn đạn thật cho các loại tên lửa phòng không có trong biên chế như Pechora-2TM, Strela-10. hay thậm chí là S-300PMU-1, giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách so với mua sắm từ nước ngoài.
Đây là cách làm đầy sáng tạo, chứng tỏ năng lực tuyệt vời của đội ngũ cán bộ, kỹ sư quân sự Việt Nam, tạo tiền đề để chúng ta tiến lên tự thiết kế và sản xuất các loại bia bay hiện đại và cao cấp hơn như chiếc VT800 ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?