Quốc tế

Chuyên gia Nga nói gì về viễn cảnh Việt Nam "gọi tái ngũ" tiêm kích F-5E?

DNVN - Ông Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ khoa học quân sự kiêm phi công thử nghiệm của Nga đã bình luận trên trang Sputnik về khả năng Việt Nam tái sử dụng tiêm kích F-5E.

Số tên lửa Moskit trị giá hàng trăm triệu USD của Trung Quốc sẽ trở thành "sắt vụn"? / Bộ 3 tiêm kích nội địa độc đáo của lực lượng không quân mạnh nhất bán đảo Scandinavia

Theo ông Makar Aksenenko, sau khi kết thúc chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam thu được chiến lợi phẩm là một lượng lớn tiêm kích F-5E/F Tiger II từ Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong gần 10 năm, số chiến đấu cơ này đã được khai thác tích cực và thậm chí tham gia vào các hoạt động quân sự trong khu vực.

Việt Nam cũng đã chuyển giao một vài chiếcF-5Echo Ba Lan, Tiệp Khắc và Liên Xô để tiến hành nghiên cứu. Những phi công thử nghiệm Liên Xô sau khi trực tiếp điều khiển chiếc tiêm kích hạng nhẹ này đều đánh giá rất cao tính năng của nó.

Tiêm kích F-5E mang phù hiệu ngôi sao đỏ của Không quân Liên Xô. Ảnh: Sputnik.

Tiêm kích F-5E mang phù hiệu ngôi sao đỏ của Không quân Liên Xô. Ảnh: Sputnik.

Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô - Đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E, thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái rất thân thiện với người điều khiển.

F-5E có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiển tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện.

 

Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu cũng nhận xét rằng trong cận chiến, F-5E sẽ giành nhiều lợi thế trước MiG-21 bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn.MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy.

Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm chí còn đáng thất vọng hơn nữa, sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.

Tiêm kích F-5E sau khi được Israel tiến hành nâng cấp. Ảnh: Defence Blog.

Tiêm kích F-5E sau khi được Israel tiến hành nâng cấp. Ảnh: Defence Blog.

Mặc dù còn khá mới nhưng do nhiều khó khăn khách quan mà đến giữa thập niên 1980, toàn bộ phi đội F-5 của Việt Nam đã bị rút khỏi biên chế chiến đấu và đưa vào các kho lưu trữ. Ông Aksenenko còn nói rằng: "Có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy những máy bay này cho đến nay vẫn đang nằm trong kho dự trữ ở Việt Nam".

 

Khi được hỏi về khả năng Việt Nam đưa F-5E quay lại hoạt động sau khi Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, ông Aksenenko cho biết:

"Theo tôi, nếu Không quân Việt Nam có kinh nghiệm sử dụng và chiến đấu trên những máy bay tiêm kích này và nếu Tiger II cho đến nay vẫn tồn tại ở các kho lưu giữ trong tình trạng bảo trì, họ có thể 'một cách thận trọng' để cố gắng tiếp tục sử dụng chúng, sau khi đã sửa chữa thay thế bằng các phụ tùng nguyên bản và thực hiện một số hiện đại hóa.

Tôi không loại trừ rằng phía Việt Nam sẽ sửa chữa những chiếc F-5 với sự trợ giúp của các công ty hàng không Israel, họ đã từng hiện đại hóa khá thành công loại máy bay này cho các nước thứ ba, chẳng hạn như Singapore. Do vậy, Không quân Việt Nam sẽ có thể nhanh chóng, với chi phí rẻ tiền để tăng cường khả năng chiến đấu của phi đội máy bay tấn công".

Ông Aksenenko còn nói thêm, việc sử dụng trở lại các máy bay chiến đấu F-5 từ kho dự trữ có thể được giải thích như là "biện pháp huy động để duy trì các máy bay quân sự cho việc bảo vệ đất nước". Thậm chí không phải là công nghệ hiện đại nhất. Có lẽ công việc không phải là hiện đại hóa mà chỉ là "phục hồi lại trạng thái đủ điều kiện hoạt động".

Những chiếc Tiger II đã được sửa chữa, theo ông Makar Aksenenko, có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ hạn chế:

 

"Họ sẽ có thể tấn công cả trên đất liền và trên biển các lực lượng xâm lược tiềm năng. Đó là chức năng tiêu chuẩn của máy bay tiêm kích - bom, những việc mà loại máy bay này thực hiện trước đây trong thành phần không quân các nước khác nhau (trong đó có cả Mỹ).

Để đạt được ưu thế trên không thì máy bay này hiện nay là hầu như không phù hợp. Tôi nhắc lại, việc hồi sinh Tiger II cần được xem xét chỉ như một biện pháp khẩn cấp để tăng cường không lực tới khả năng đủ để đẩy lùi cuộc xâm lăng", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm