Pháo chống tăng tự hành kỳ lạ của Mỹ từng thất bại trên chiến trường Việt Nam
V-100 Commando sẽ trở thành thiết giáp tiêu chuẩn của Kiểm soát quân sự Việt Nam? / Việt Nam có thể nâng cấp xe chiến đấu bộ binh BMP-2 bằng gói trang bị B05S011?
Ít người biết rằng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã mang sang vùng đất này một thứ vũ khí đặc biệt được thiết kế dành cho các đơn vị lính dù đó chính là pháo tự hành chống tăng đổ bộ đường không M56 Scorpion.
Pháo tự hành chống tăng M56 Scorpion được sản xuất trong giai đoạn 1953 - 1959 bởi Công ty Cadillac Motor Car Division thuộc Tập đoàn General Motors nổi tiếng với số lượng xuất xưởng tổng cộng là 325 hệ thống.
Để tối ưu hóa cho hoạt động tác chiến đổ bộ đường không mà M56 có kết cấu khá đơn giản khi không có tháp pháo, chỉ đơn giản là đặt trên khung gầm xe việt dã bánh xích một khẩu pháo bắn thẳng M54 cỡ 90 mm với tấm khiên chống mảnh khá đơn sơ.
Pháo chống tăng tự hành đổ bộ đường không M56 Scorpion trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.
Toàn bộ hệ thống pháo chống tăng tự hành M56 Scorpion có trọng lượng chiến đấu vỏn vẹn 7,1 tấn; chiều dài tổng thể 5,84 m; chiều rộng 2,57 m và chiều cao 2,05 m. Kíp chiến đấu bao gồm 4 người: Chỉ huy, pháo thủ, nạp đạn và lái xe.
Khung xe bánh xích sử dụng động cơ xăng Continental A01-403-5 công suất máy tối đa 200 mã lực (150 kW), cho tốc độ lớn nhất trên đường nhựa đạt 45 km/h, bình nhiên liệu dung tích 210 lít cho tầm hoạt động 230 km.
Trên xe mang sẵn cơ số đạn 29 viên pháo 90 mm, nó cung cấp hỏa lực bắn thẳng khá lợi hại được nhận xét là sánh ngang với xe tăng chiến đấu chủ lực M48 Patton trong khi lại rất nhẹ nhàng và linh hoạt, dễ dàng cơ động tới những khu vực địa hình phức tạp mà M48 không thể hoặc khó mà vào nổi.
Pháo chống tăng tự hành M56 Scorpion không phải là một vũ khí thành công trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.
Số lượng pháo chống tăng tự hành M56 Scorpion được Mỹ mang sang chiến trường Việt Nam là rất ít ỏi mặc dù trên lý thuyết thì tất cả các đơn vị đổ bộ đường không Mỹ lúc đó đều được biên chế vũ khí này trong các đại đội hoặc tiểu đoàn thiết giáp trực thuộc.
Tuy nhiên khi sang Việt Nam tham chiến thì chỉ duy nhất Lữ đoàn dù 173 mang theo các xe pháo tự hành M56. Những đơn vị khác của Sư đoàn 82 và Sư đoàn 101 đặt niềm tin vào xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan, trong khi Thủy quân lục chiến Mỹ lại ưa thích sử dụng M50 Ontos.
Nguyên nhân chính dẫn tới hành động trên được giải thích là trong thời kỳ đó Quân đội Mỹ không phải đối diện nguy cơ chạm trán xe tăng của Quân giải phóng, cho nên sử dụng một phương tiện yểm trợ hỏa lực như M551 Sheridan hay M50 Ontos tỏ ra phù hợp hơn nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo