Quốc tế

Vũ khí Nga khiến Mỹ đau đầu

Những nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ phải đối mặt với thử thách vào cuối năm nay, khi New Delhi chuẩn bị nhận S-400, một hệ thống phòng không do Nga sản xuất mà Mỹ đã trừng phạt các nước khác vì mua chúng.

Quân đội Nga sẽ có vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới / Tướng Mỹ lo bị vũ khí Nga chiếm mất thị phần

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow. REUTERS / Sergei Karpukhin

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow. REUTERS / Sergei Karpukhin.

Đại sứ Ấn Độ tại Nga nói vào cuối tháng 4, theo truyền thông nhà nước Nga, rằng Ấn Độ sẽ có hệ thống S-400 đầu tiên vào cuối năm 2021. New Delhi đã công bố ý định mua S-400 vào năm 2015 và đã ký hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ USD cho 5 trung đoàn vào năm 2018.

S-400 – được nói là có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu vượt âm - chuẩn bị xuất hiện khi Ấn Độ ngày càng tập trung vào việc chống lại quân đội Trung Quốc trang bị máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa.

Một cuộc đụng độ chết người ở biên giới hai nước trên dãy Himalaya vào tháng 6 năm 2020, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh thúc giục Moscow đẩy nhanh tiến độ giao hàng.

Việc này là một vấn đề với Mỹ. Chính quyền Trump đã trừng phạt Trung Quốc vì mua S-400 vào cuối năm 2018 và sau đó trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 12/2020.

Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ấn Độ trong nhiều thập kỷ. Doanh số bán hàng đã giảm trong những năm gần đây, nhưng Ấn Độ vẫn sử dụng nhiều vũ khí của Nga, chẳng hạn như máy bay chiến đấu và tàu chiến, và phụ thuộc vào Moscow để duy trì chúng.

Chính quyền Biden đã không đưa ra quan điểm công khai về các biện pháp trừng phạt đối với việc mua bán đó. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã thảo luận về việc mua bán với người đồng cấp Ấn Độ vào tháng 3 nhưng nói các biện pháp trừng phạt không được đề cập.

 

"Chúng tôi chắc chắn kêu gọi tất cả các đồng minh và đối tác của chúng tôi tránh xa ... [thiết bị của Nga] và thực sự tránh bất kỳ hình thức mua bán nào có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt ", ông Austin nói tại New Delhi vào ngày 20 tháng 3.

"Chưa có hệ thống S-400 nào được chuyển giao, và vì vậy ... trừng phạt không phải là vấn đề được thảo luận", ông Austin nói thêm. "Nhưng chúng tôi đã đề cập với Bộ trưởng Quốc phòng [Ấn Độ] về vấn đề S-400."

Bộ Quốc phòng Mỹ đã không có "bất kỳ cuộc trò chuyện mới nào với Ấn Độ về kế hoạch mua bán này" kể từ chuyến thăm của ông Austin, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói với Insider, nói thêm rằng Lầu Năm Góc đang tập trung hỗ trợ Ấn Độ về vấn đề COVID-19, một trong những thảm họa tồi tệ nhất trên thế giới.

Quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng đi lên, phần lớn là do cùng quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Hợp tác quân sự giữa hai nước đã tăng lên, nhưng Ấn Độ vẫn tìm cách duy trì quan hệ với Nga, phản ánh mong muốn "tự chủ chiến lược".

Mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với vấn đề S-400 không được thảo luận trong cuộc họp của ông Austin, nhưng chúng được coi là có khả năng làm giảm sút nỗ lực của Washington trong việc hợp tác chặt chẽ hơn với New Delhi.

 

"Điều đó sẽ thực sự làm suy yếu mối quan hệ và chúng ta cần tránh điều đó", Joe Felter, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam Á từ năm 2017 đến 2019, nói tại một hội thảo gần đây.

"Nhưng Ấn Độ cần hiểu rằng mua thiết bị của Mỹ không chỉ là đầu tư vào thiết bị quốc phòng chất lượng cao", ông Felter nói thêm. "Nó báo hiệu bạn muốn xây dựng mối quan hệ với ai."

Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ có thể phản đối các lệnh trừng phạt, coi đó là sự can thiệp vào công việc của họ và không tính đến hàng tỷ USD mà Ấn Độ đã chi cho vũ khí của Mỹ, trong khi vẫn không thay đổi ý định mua vũ khí của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm