Vũ khí phòng thủ Tesla Coil - Từ viễn tưởng đến hiện thực
Công nghệ khung vỏ Su-57 bị nhận xét... tụt hậu 2 thập kỷ so với F-35 / Vì sao trong số chiến lợi phẩm của Quân đội Việt Nam không có tiêm kích F-4?
Những người đã từng chơi game chiến thuật nổi tiếng Red Alert hẳn sẽ có ấn tượng mạnh mẽ với vũ khí mang tên Tesla Coil của “Quân Đỏ”.
Đó là một tháp phòng thủ cao có hình dáng như cây thông noel với 4 vòng kim loại bao quanh, ở trên đỉnh là một quả cầu kim loại - máy phát điện Van de Graaff, đây là nơi tạo ra điện trường mạnh để phóng đi những tia hồ quang chết chóc nhằm tiêu diệt xe tăng và quân lính đối phương.
Tầm bắn của Tesla Coil lớn hơn đa số các phương tiện chiến tranh khác của quân đồng minh, khiến việc tiêu diệt nó trở nên khó khăn và đòi hỏi phải huy động một lực lượng lớn. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tiêu tốn nhiều năng lượng và khá dễ bị tổn thương nếu lọt vào tầm hỏa lực của quân địch.
Một trụ Tesla Coil đang phóng điện. Ảnh: Red Alert.
Vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều người sau khi đã chơi trò Red Alert đó chính là thứ vũ khí phòng thủ đáng sợ Tesla Coil liệu có tồn tại trong đời thực?
Câu trả lời có thể được tìm thấy tại khu rừng hoang nằm ở thị trấn Istra, cách Moscow 40 km về phía Tây. Nơi đây có một công trình rất đặc biệt, trông giống như cỗ máy do người ngoài hành tinh tạo ra, đó là “Tháp Tesla và máy phát điện Marx”.
Quần thể “Tháp Tesla và máy phát điện Marx”. Ảnh: Sky F1.
Máy phát Marx được đặt tên sau khi một kỹ sư điện người Đức, ông Erwin Otto Marx, miêu tả chi tiết về nó trong năm 1924.
Ngoài ra, cỗ máy này còn được gọi là “Máy phát Arkadyev-Marx”, sau khi nhà vật lý người Nga Vladimir Arkadyev cùng cộng sự trong bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng Nikolay Baklin đã xây dựng thứ gọi là “Cỗ máy sấm sét” 10 năm trước đó, năm 1914.
Thiết bị cao thế bí mật ngoài trời này được xây dựng từ cuối thập niên 1970 để thử nghiệm chất cách điện, bảo vệ phương tiện giao thông, máy bay và các trang thiết bị điện trước sấm sét.
Kích cỡ khổng lồ của thiết bị. Ảnh: Sky F1.
Đây là một công trình vô cùng đặc biệt, chưa có thứ gì giống như thế này được tạo ra trên thế giới từ trước đến nay. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở khả năng sạc đáng kinh ngạc của nó.
Khả năng lớn nhất của máy phát Marx là khi tia sét nhả vào một bề mặt cách ly sẽ tương đương với toàn bộ các nhà máy điện trên toàn nước Nga (bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân, điện năng lượng mặt trời và gió cộng lại) tuy nhiên, chỉ tồn tại trong vòng 0,0001 giây.
Cỗ máy sấm sét nằm trong khu rừng Istra có công suất xả không gì sánh bằng, bao gồm 1 bộ chuyển 3 Megawatt; 1 máy phát xung điện 9 Megawatt (PVG) cao 39,3 m, có khả năng tạo ra một tia sét nhân tạo dài 150 m (được cho là lớn nhất thế giới) và một đơn vị điện áp không đổi 2,25 Megawatt.
Tia sét nhân tạo lớn nhất thế giới được tạo ra từ cỗ máy. Ảnh Sky F1.
Khi so sánh các thông số trên thì chúng ta có thể thấy trừ việc tầm xa mới đạt 150 m thì sức mạnh của tia sét đã rất gần với thứ vũ khí khủng khiếp Tesla Coil trong game Red Alert.
Cùng với pháo điện từ của Hải quân Mỹ, nếu được nghiên cứu và hoàn thiện thêm, Tesla Coil hoàn toàn có thể bước ra khỏi thế giới viễn tưởng để trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này