Xe chiến đấu Nga mang 9 tên lửa, đánh chặn được F-35?
Chiến cơ F-16 và B-52 thực hiện các cuộc khiêu khích vào bờ Biển Đen của Nga / Quân tiếp viện và thiết bị hạng nặng của Nga đến căn cứ chiến lược ở Đông Bắc Syria
Tổng giám đốc nhà máy cơ điện Izhevsk Kupol, ông Fanil Ziyatdinov cho biết, công việc hoàn thiện xe bọc thép chiến đấu Typhoon-Air Defense (bão táp phòng không) đang ở giai đoạn cuối cùng. Công việc sẽ kết thúc ngay trong quý 3 năm 2021.
"Công việc sản xuất dòng xe chiến đấu mới này đang ở giai đoạn cuối, chúng tôi dự định hoàn thành dự án Typhoon-Air Defense vào cuối năm nay. Ngay sau đó công việc sản xuất loạt sẽ được bắt đầu", ông Fanil Ziyatdinov nói.
Nga thử nghiệm xe chiến đấu. |
Cỗ xe này có đạt tốc độ tối đa 100km/h, phạm vi hoạt động 1200km. Nhưng điều làm nên sự đặc biệt của dòng xe chiến đấu này chính là khả năng tấn công.
Cụ thể, ngoài khả năng chở quân và tấn công mặt đất rất mạnh, Typhoon-Air Defense còn có thể đánh chặn tên lửa hành trình, trực thăng hay tiêm kích tầm thấp bằng 9 tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ mới Verba.
"Xét về hiệu quả chiến đấu, Verba hiện không có đối thủ trên thế giới. Khả năng của Verba vượt trội các tham số FIM-92 Stinger (Mỹ), Starstreak (Anh), RBS 70 (Thụy Điển), Mistral (Pháp)...", ông Ziyatdinov nhấn mạnh.
Sự khác biệt chính giữa Verba thế hệ mới với những tên lửa khác là nó được trang bị thế hệ đầu tự dẫn hồng ngoại đa quang phổ - GOS (trong khi đó Igla-S chỉ sử dụng đầu dẫn 2 phổ). Tên lửa Verba có thể phân biệt chính xác các mục tiêu ngay cả khi bị tác động bởi hệ thống mồi bẫy nhiệt thụ động.
Verba xác định mục tiêu của mình với đầu dẫn GOS, vì vậy nó có thể phân biệt được mục tiêu ngay cả trong trường hợp đối phương cố tình gây mù đầu dẫn của MANPADS bằng cách sử dụng tia laser.
Bên cạnh đó, đầu dò hồng ngoại mới của Verba có thể tìm được cả mục tiêu có mức bức xạ thấp, như máy bay hay tên lửa hành trình. Thậm chí cả với các máy bay trực thăng đã được gắn thiết bị tản nhiệt từ động cơ.
Verba không chỉ có khả năng phát hiện ra nguồn nhiệt từ động cơ máy bay mà còn tìm theo nguồn nhiệt phát ra từ cánh quạt lẫn thân máy bay trong suốt quá trình di chuyển trên không.
Đây chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản của Verba với tên lửa của Mỹ và phương Tây, nó cho hiệu suất cao hơn nhiều so với các đầu dẫn thế hệ cũ. Ngoài ra, phạm vi và độ cao tấn công của Verba cũng được tăng đáng kể.
Nó có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 6,5km, độ cao 4,5km, trong khi đó tên lửa Igla tiền nhiệm chỉ đạt độ cao 3,5km và quan trọng hơn nữa là chúng vượt trội hoàn toàn so với tên lửa phòng không di động Stinger của Mỹ chỉ có phạm vi tấn công 4,8km và với độ cao 3,8km.
Đa số các tên lửa MANPADS thế hệ mới đều được tích hợp hệ thống điều khiển tự động (ACS) ở pha cuối, nó đều có thể được sử đụng chỉ cho một tên lửa phòng không hay cả tổ hợp phòng không.
Việc sử dụng ACS không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu từ hệ thống radar mặt đất mà còn có thể tiếp cận với dữ liệu từ các máy bay cảnh báo sớm trên không, với chế độ truyền tải và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn tự động cho toàn bộ tổ hợp phòng không.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các tính năng trên của Verba có tính năng nhỉnh hơn các thiết bị cùng loại của Mỹ và Pháp. Những quốc gia nổi tiếng với khả năng hệ thống tự động hóa trong chỉ huy các hoạt động quân sự.
Đây chính là lý do khiến Nga tin rằng khi Typhoon-Air Defense kết hợp cùng Verba hoàn toàn có khả năng bắn hạ máy bay không người lái, tên lửa hành trình, chiến đấu cơ tàng hình như F-22, F-35 của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo