Quốc tế

Xe tăng Armata đã đánh chặn tên lửa Javelin

Theo China Military, xe tăng T-14 Armata Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi thử nghiệm tại Syria, đặc biệt là hệ thống phòng thủ.

Thổ Nhĩ Kỳ xây chắc phòng không khi LNA nhận loạt máy bay mới / Thử nghiệm MiG-35, Không quân Nga chưa hài lòng

Việc Nga điều xe tăng Armata đến Syria để thử nghiệm và hoàn thiện khả năng chiến đấu và phòng thủ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt tại Syria đã thu được kết quả rất thuận lợi.

"Hệ thống hỏa lực đã chứng minh được sức mạnh khi thực hiện tấn công vào mục tiêu của phiến quân tại Idlib. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ, điện tử đều đã chứng minh được độ tin cậy của mình", tờ Military cho biết.

Tang Armata da danh chan ten lua Javelin
Xe tăng Armata.

Theo nguồn tin này, trong thời gian ngắn xuất hiện tại Syria hồi đầu năm 2020, cỗ tăng thế hệ mới của Nga đã bị tấn công ít nhất 2 lần bằng đòn đánh từ trên cao dội xuống của tên lửa chống tăng thế hệ mới.

Tuy nhiên, những quả tên lửa này đã bị đánh chặn ở khoảng cách an toàn. "Hầu hết những cỗ tăng trên thế giới hiện nay đều không có khả năng đối phó với đòn tấn công kiểu như vậy", báo Trung Quốc cho biết.

Không rõ phiến quân dùng vũ khí gì thực hiện đòn đánh nhưng theo giới chuyên gia, với đòn đánh kiểu đột nóc này cho thấy, nhiều khả năng các tay súng phiến quân đã sử dụng tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất.

Nhận định này được cho là là có cơ sở khi tại thời điểm xuất hiện thông tin Nga điều tăng đến Syria, ít nhất 2 đoàn xe quân sự của Mỹ mang theo hơn 500 tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp xuất phát từ Iraq bí mật tiến đến tỉnh Al-Hasakah, trong đó có tên lửa Javelin và TOW.

Nếu phiến quân tấn công Armata bằng Javelin thì xe tăng thế hệ mới của Nga đã chứng minh khả năng đánh chặn hàng đầu của mình. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, chưa một xe tăng nào được ghi nhận có thể thoát được đòn của Javelin một khi bị tên lửa này tấn công.

 

Để có đòn đánh chặn mẫu mực này, tăng Armata được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động.

Radar của Afghanit gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe. Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa - tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói.

Với cấu tạo như Afghanit, đây là mối đe dọa cho cả một thế hệ súng chống tăng, kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ. Để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tối tân của tăng Armata, Mỹ và đồng minh NATO cần phải cải thiện hệ thống tên lửa chống tăng.

Vấn đề với phương Tây còn nghiêm trọng hơn khi Nga khẳng định, hệ thống Afganit trên tăng Armata đủ sức vô hiệu được cả đạn pháo chống tăng dưới cỡ sử dụng thanh xuyên làm từ Uranium nghèo (APDS).

Viện thiết kế công cụ KBP Nga cho biết, để có đủ khả năng ngăn chặn đạn APDS, tổ hợp Afganit được nâng cấp hệ thống đạn đánh chặn và máy tính trung tâm.

 

Hệ thống này hoạt động dựa trên kết hợp tín hiệu từ hệ thống radar mảng định pha chủ động và các cảm biến hồng ngoại lắp đặt trên xe tăng T-14 Armata để phát hiện các loại đạn chống tăng bắn tới.

Sau khi tính toán phần tử bắn, Afganit sẽ phóng các đạn đánh chặn sử dụng cơ cấu nổ lõm để vô hiệu hóa mục tiêu trước khi nó kịp tấn công xe tăng.

Dù báo Trung Quốc đưa khá chi tiết về sự thành công trong lần xuất hiện của Armata tại Syria và khả năng phòng vệ của cỗ tăng này nhưng Nga chưa có xác nhận nào về tình huống Armata đối phó với cuộc tấn công từ tên lửa được cho là Javelin.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm