Quốc tế

Xuất hiện hình ảnh Mỹ nâng cấp xong Pershing II

Truyền thông Mỹ vừa đăng tải loạt hình ảnh quân đội nước này hoàn thành nâng cấp tên lửa Pershing II - vũ khí từng bị đóng băng theo Hiệp ước INF.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ xuyên thủng tuyến đường biển Phương Bắc của Nga / Pantsir-S1 nâng cấp đe dọa nghiêm trọng UAV Thổ Nhĩ Kỳ

Những tên lửa này đã hoàn thành gói nâng cấp sau khi các chuyên gia Mỹ bắt đầu thực hiện công việc này gần 9 tháng trước đó. Tuy nhiên hiện không rõ Pershing II đã được nâng cấp những gì so với nguyên bản trước khi tên lửa này dừng hoạt động theo quy định của Hiệp ước INF.

Xuat hien hinh anh My nang cap xong Pershing II
Pershing II sau nâng cấp.

Quân đội Mỹ hiện chưa có tuyên bố chính thức với thông tin và hình ảnh mới về Pershing II. Nhưng tạp chí quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Defese News đã tiết lộ thông tin bất ngờ hơn rằng, rất có thể phiên bản mới của Pershing II sẽ được Mỹ triển khai tại Ukraine.

Theo nguồn tin này, hiện tại căng thẳng giữa Nga và Ukraine chẳng những chưa có dấu hiệu suy giảm mà thậm chí còn trầm trọng thêm, ngoài bán đảo Crimea, Kiev luôn cáo buộc Moskva can thiệp vào tình hình miền Đông cũng như độc chiếm eo biển Kerch.

Trong giới quân sự Ukraine đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nước này nên khôi phục lại vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với Nga. Tuy nhiên khả năng này còn xa vời cũng như tiềm lực tài chính chưa thực sự thuận lợi.

Với những vấn đề còn tồn tại trên, báo Mỹ cho rằng rất có thể Ukraine sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm trung để đổi lại sự đảm bảo về anh ninh cũng như kinh tế.

Trong khi đó, tờ The National Interest của Mỹ đưa ra nhận định khá bất ngờ rằng, việc Mỹ hồi sinh tên lửa tầm trung Pershing II không phải vì Nga mà muốn gây sức ép để Trung Quốc giảm số tên lửa tầm trung.

 

Tạp chí Mỹ dẫn nguồn tin quân sự nước này bày tỏ sự lo lắng về vấn đề kho vũ khí tên lửa chết người của Trung Quốc vẫn đang ngày càng mở rộng. Mỹ cần phải triển khai bố trí những vũ khí tầm trung ở tuyến đầu tại Châu Á.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, lẽ ra ngay khi phát hiện "Nga vi phạm INF", nước này phải ngay lập tức xem xét lại, liệu thỏa thuận được kí kết vì an ninh toàn cầu này nếu tiếp tục tồn tại sẽ có những giá trị gì, có nên hủy bỏ nó không?

Vấn đề này được đặt ra khi cuối năm 2017, Mỹ cáo buộc đã phát hiện Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước này.

Nhưng các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thừa nhận rằng, việc bãi bỏ INF tuy cho phép Mỹ có thể bố trí vũ khí tầm trung đến Châu Á và châu Âu, nhưng nó cũng đem đến rủi ro rất lớn về chính trị, quân sự và ngân sách, trong khi đó, những lợi ích mà nó mang lại thì thật sự rất mơ hồ.

Nghiên cứu viên của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA) Evan Montgomery cho rằng, Mỹ cần phải triển khai những vũ khí tầm trung ở tuyến đầu Châu Á, đặc biệt là gần Trung Quốc.

 

Tên lửa trên đất liền có khả năng tồn tại và hoạt động ổn định, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện khi Washington có các khoản đầu tư thích đáng, nhằm khắc phục được những nhược điểm cố hữu khi quân đội Mỹ được triển khai trong tầm phóng của tên lửa Trung Quốc.

Như Montgomery đã chỉ ra, mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc có thể sẽ khiến Nhật Bản và Philippines mở cửa lớn cho Mỹ ở các khu vực hẻo lánh như Kyushu và đảo Luzon. Điều này nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng lại kéo theo những mối nguy hiểm chính trị khi bố trí lực lượng tên lửa Mỹ ở căn cứ tuyến đầu.

Mặc dù Tokyo đã trở nên cứng rắn hơn khi đối mặt với thực lực quân sự đang ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh, nhưng ở trong nước vẫn có rất nhiều ý kiến phản đối các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Nhật Bản. Trong chính giới Philippines dù có đa dạng hơn trong ngoại giao nhưng cơ bản cũng có tình trạng tương tự.

Cũng theo bài báo, trong cuộc cạnh tranh lâu dài giữa Washington và Bắc Kinh, Mỹ chi tới 4,3 tỷ USD để mua sắm 234 quả tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II trong trong "Kế hoạch Pershing II" nhằm gây sức ép khiến Trung Quốc giảm kho tên lửa tầm trung, tuy nhiên mọi việc không đơn giản như Mỹ tính.

Montgomery cho rằng, việc triển khai tên lửa của Washington có thể lặp lại những kinh nghiệm của "Hiệp ước INF" và buộc Bắc Kinh phải tham gia đàm phán, hạn chế lực lượng tên lửa của mình. Trung Quốc không có kinh nghiệm trong ký kết các hiệp định kiểm soát vũ khí như trước đây Liên Xô và Mỹ đã áp dụng để đạt thành Hiệp định về cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung tại châu Âu.

 

Đặc biệt, Bắc Kinh cũng không hề tỏ ra mong muốn đạt thành hiệp định này, vì thỏa thuận như vậy sẽ khiến lực lượng tấn công chủ yếu của Trung Quốc bị hạn chế về mặt số lượng. Ngoài ra, Bắc Kinh cho rằng mình đang phải đối mặt với một môi trường an ninh hoàn toàn khác so với Liên Xô trước đây.

Mối đe dọa lớn nhất của Liên Xô lúc đó là Mỹ. Còn Trung Quốc đang phải đối mặt với thế giới ngày càng đa cực hóa, với hàng loạt các đối thủ và mối đe dọa tiềm ẩn ngoài Mỹ, hơn nữa còn rất gần Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật Bản và Nga.

Vì vậy, đối với nước này, vũ khí tầm trung vô cùng thích hợp để đối phó với mối đe dọa tầm trung.

Do đó, dù Mỹ có đổ tiền cho tên lửa Pershing II nhằm gây sức ép trong việc thuyết phục Trung Quốc hạn chế số lượng hoặc tiêu hủy số tên lửa này của mình sẽ khó khăn hơn nhiều so với thuyết phục Liên Xô trước đây.

Một số hình ảnh về Pershing II sau nâng cấp

 

Xuat hien hinh anh My nang cap xong Pershing II

Xuat hien hinh anh My nang cap xong Pershing II

Xuat hien hinh anh My nang cap xong Pershing II

Xuat hien hinh anh My nang cap xong Pershing II

Xuat hien hinh anh My nang cap xong Pershing II
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm