Zircon diệt mục tiêu ven bờ trong lần phóng thứ 4
Mỹ sẽ triển khai tên lửa hành trình Tomahawk Block-V ở Biển Đen / Iron Dome đã đánh chặn được UAV và tên lửa hành trình
Nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, vụ phóng lần thứ 4 này của Zircon được thực hiện hôm 25/3. "Cuộc thử nghiệm đã thành công khi tên lửa siêu thanh Zircon từ khu trục hạm Đô đốc Gorshkov đã đánh trúng mục tiêu giả định ven bờ cách đó 300km", TASS dẫn nguồn tin cho biết.
Theo kế hoạch thử nghiệm, các vụ phóng cấp nhà nước với Zircon sẽ bắt đầu được thực hiện từ tháng 6 cho đến hết năm 2021. Điều đặc biệt là trong đợt thử nghiệm vào cuối năm, tàu Đô đốc Gorshkov sẽ phóng nhiều đạn Zircon gần như đồng thời để kiểm tra khả năng tấn công và phá hủy mục tiêu trong cuộc tấn công quy mô lớn.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Zircon. |
Lần đầu tiên tàu Đô đốc Gorshkov phóng Zircon hồi đầu tháng 10/2020. Tên lửa được phóng từ Bạch Hải và đánh trúng mục tiêu trên biển tại Biển Barents. Trong cuộc thử nghiệm này, Zircon đạt vận tốc Mach 8 và bay ở độ cao 28km.
Lần phóng tiếp theo diễn ra hồi tháng 11/2020, tên lửa đã bay nhanh hơn Mach 8 và đánh trúng mục tiêu cách đó 450km. Trong lần phóng thứ 3 ngày 11/12/2020, tốc độ nhanh nhất của Zircon đươc ghi nhận gần đạt Mach 9.
Như vậy, Nga đang đi đầu thế giới trong việc phát triển tên lửa siêu thanh với Kinzhal, Avangard và đặc biệt là trường hợp của Zircon khi nhà sản xuất Nga đã tích hợp thành công tính năng diệt hạm và tấn công trên đất liền trên cùng một loại tên lửa.
Tính năng kép cũng từng được Hải quân Mỹ lên kế hoạch với tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đánh chặn SM-3. Tuy nhiên đến nay chưa có bất kỳ cuộc thử nghiệm nào được công bố.
Đánh giá về việc tàu ngầm Nga trang bị Zircon, tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, sự kết hợp giữa tàu ngầm tấn công và vũ khí siêu thanh như tên lửa Zircon sẽ mở rộng đáng kể khả năng của Hải quân Nga. Các chuyên gia tin rằng việc phóng những tên lửa như vậy từ dưới nước là một lợi thế chiến lược.
Ấn phẩm lưu ý rằng Zircon phát triển tốc độ gấp 8 lần vận tốc âm thanh. Để gây ra thiệt hại nghiêm trọng, một tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ khủng khiếp như vậy thậm chí không cần phải có đầu đạn được nạp chất nổ vì động năng của nó là rất lớn.
Đồng thời kẻ thù sẽ có rất ít thời gian để phản ứng trước cách trước sự tiếp cận của tên lửa siêu thanh. Việc né tránh những vũ khí như vậy là vô cùng khó, National Interest so sánh quá trình chặn chúng với việc bắn một viên đạn vào một viên đạn, tức là cơ hội thành công rất thấp, đặc biệt khi loại vũ khí này có khả năng cơ động cao.
Một khó khăn khác nằm ở chỗ các hệ thống phòng thủ trong hầu hết trường hợp đều được tối ưu hóa để phòng thủ trước những mối đe dọa hiện có, nhưng không bao gồm vũ khí siêu thanh.
Báo Mỹ cũng hướng sự chú ý đến khả năng tàng hình 3M22 Zircon, chúng tạo thành trường plasma hấp thụ sóng vô tuyến khi bay ở tốc độ cao. Việc trang bị những vũ khí như vậy trên tàu ngầm khiến phương tiện tác chiến này càng trở nên nguy hiểm hơn.
"Nga có thể sẽ là quốc gia đầu tiên nhận được tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh phóng từ tàu ngầm", tạp chí National Interest nhận định.
Tác giả của ấn phẩm giải thích thêm rằng tàu ngầm có khả năng không bị chú ý dưới nước trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng vẫn tương đối an toàn và khó tìm. Nhưng tàu ngầm có thể phóng tên lửa rất nhanh, nó thậm chí không cần phải nổi để làm điều này.
Do tàu ngầm có thể tiếp cận mục tiêu một cách không dễ nhận thấy, một tên lửa siêu thanh phóng từ dưới nước sẽ tấn công nhanh đến mức kẻ thù khó có thời gian để đáp trả.
Giới quân sự Mỹ thừa nhận, họ đang tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Quân đội Mỹ không có hệ thống phòng thủ đủ sức chống lại vũ khí này. Trong lĩnh vực siêu âm thanh, Mỹ đang phải cố gắng để bắt kịp.
Các chuyên gia từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội đồng ý với quan điểm này. Họ lưu ý rằng tên lửa siêu thanh có khả năng cơ động cao của Nga có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn vẫn được đánh giá chắc chắn hàng đầu thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo