Quốc tế

Hệ thống C2BMC giúp Mỹ chặn tên lửa siêu thanh Nga

Lực lượng phòng thủ Mỹ đang lên kế hoạch hiện đại hóa để chống lại các vũ khí mới của Nga, trong đó có vũ khí siêu thanh.

Báo Anh: Tên lửa siêu thanh của Nga có thể tới Mỹ trong vài phút / Iran thử UAV tầm xa, thêm tên lửa đến T4

Tuyên bố từ Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho biết, thành phần quan trong trong việc nâng cấp lưới lửa phòng thủ lần này là Hệ thống Chỉ huy và Kiểm soát, Quản lý Chiến đấu và Thông tin Liên lạc (C2BMC) - yếu tố quan trọng quyết định thành bại trong việc đánh chặn vũ khí có tốc độ siêu nhanh.

He thong C2BMC giup My chan ten lua sieu thanh Nga
Hệ thống THAAD.

Mục đích chính của chương trình nâng cấp hệ thống phòng thủ Mỹ là nhằm tăng khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa siêu thanh của đối phương. Phòng thủ Mỹ cũng đồng ý đẩy nhanh hơn quá trình hiện đại hóa lực lượng một khi chương trình bắt đầu.

Mỗi giai đoạn đưa vào trang bị trước đây cần đến 24 - 36 tháng, nhưng thời gian này cần rút ngắn lại để đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ khi các đối thủ của Mỹ đang có những tiến bộ không ngừng về phát triển tên lửa siêu thanh.

"Trong những năm gần đây, kẻ thù đã nhanh chóng phát triển các phương tiện và vũ khí tấn công hủy diệt rất khó đối phó bao gồm đầu đạn siêu thanh và tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, vũ khí cận âm nhưng có quỹ đạo bay phức tạp...", Cơ quan phòng thủ Mỹ cho biết.

Thành phần của hệ thống C2BMC sẽ được trang bị tên lửa đánh chặn mới và có thể dễ dàng tương tác với những hệ thống khác của Mỹ hoặc các nước đồng minh để tăng hiệu quả chiến đấu.

Đặc biệt, hệ thống C2BMC cho phép phản ứng toàn diện với vũ khí hủy diệt ở tất cả các giai đoạn của vũ khí tấn công. Nó kết nối các tổ hợp Patriot, THAAD, Aegis, radar AN/TPY-2, hệ thống hồng ngoại trong không gian (SBIRS) và các hệ thống khác... tạo thành một mạng lưới phòng thủ đối phó được hầu hết các mục tiêu bay.

Trước khi Mỹ tiết lộ về chương trình nâng cấp hệ thống phòng thủ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng: Hệ thống siêu thanh là cơ sở chủ đạo của lực lượng răn đe phi hạt nhân của Nga. Vào năm 2020, Nga đã triển khai hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với các đơn vị siêu thanh Avangard làm nhiệm vụ trực chiến.

 

Trước đó, Quân khu phía Nam đã nhận được máy bay tiêm kích mang tên lửa đánh chặn Kinzhal. Bộ Quốc phòng cũng báo cáo về việc tên lửa Zircon phóng thành công, loại tên lửa này sẽ trang bị cho tàu chiến và tàu ngầm.

Hiện tất cả những vũ khí này của Nga đang là mục tiêu để Mỹ đánh chặn. Cùng với đó, Mỹ cũng đẩy nhanh việc phát triển vũ khí tấn công siêu thanh làm đối trọng với Nga.

Cụ thể, để đối phó với việc Nga trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal, Mỹ đã khởi động một số chương trình chế tạo vũ khí tương tự. Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trị giá 63 triệu USD với hãng Raytheon về hệ thống tên lửa đất đối không siêu thanh chiến thuật TBG được trang bị đầu đạn bay lượn có tốc độ lên tới Mach 5 và bắn trúng mục tiêu cách điểm phóng tới 920 km.

Theo thông báo của Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA), trong khuôn khổ chương trình TBG, nếu tên lửa đủ nhỏ gọn, sẽ cho phép bố trí trên các máy bay tấn công tiền tuyến. Các chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch cho năm nay nhưng nó sẽ không được đưa vào trang bị trước năm 2025.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chương trình này là HAWC - tên lửa siêu thanh phóng từ trên không có tốc độ lên tới Mach 10 (gần 12.000 km/h). Sản phẩm được giữ bí mật nghiêm ngặt, người ta chỉ biết máy bay ném bom chiến lược và có thể là máy bay chiến đấu F-35 sẽ trở thành phương tiện mang chính loại này.

 

Cho đến nay, chương trình đã có khởi đầu không mấy thành công, vụ phóng thử nghiệm đầu tiên của HAWC từ máy bay vào cuối năm 2020 đã kết thúc thất bại. Một dự án vũ khí đầy hứa hẹn khác của Không quân Mỹ là tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh AGM-183A ARRW, với tốc độ Mach 17 (20.285 km/h) và tầm bắn 800 km.

Thời gian ra mắt và giới thiệu tới các phương tiện truyền thông dự kiến vào năm 2022. Tất cả các dự án này đều chỉ ra một điều: Washington đang rất cố gắng để bắt kịp Moskva trong lĩnh vực hypersonic (siêu thanh) với "chi phí không giới hạn".

Nhưng vào thời điểm những tên lửa đầu tiên của Mỹ đi vào sản xuất hàng loạt, Nga có thể sẽ có phiên bản mới của Avangard, Kinzhal, Zircon và một số vũ khí khác; ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometheus, có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh.

Và chắc chắn các nhà thiết kế vũ khí Nga sẽ tiếp tục cải tiến khả năng của tất cả những vũ khí này, khiến Nga có khả năng công-thủ toàn diện trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, khiến Mỹ thành kẻ bám đuổi.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm