Rụt rè với tư vấn học đường
Chỉ đến khi giáo viên yêu cầu!
Thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về số lần tham vấn tự nguyện đối với 10 học sinh tại Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - một trường duy trì hoạt động tư vấn học đường rất có hiệu quả từ khi thành lập đến nay - chúng tôi nhận được kết quả khá bất ngờ: 8/10 học sinhcho rằng cuộc sống không có vấn đề gì cần phải tư vấn tâm lý. 2 bạn còn lại cho biết đã đến Phòng Tư vấn học đường theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm do liên tục ở trong tình trạng “thả hồn theo mây và gió” trong giờ học.
Chị Nguyễn Hương Giang - một chuyên viên tâm lý của Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Đa phần các ca tư vấn đều do đơn đặt hàng của giáo viên chủ nhiệm chứ học sinh ít chủ động đến gặp chúng tôi. Vướng mắc của các em đa phần là chuyện về tâm sinh lý, về tình bạn, tình yêu nhưng nếu không được hỗ trợ, hướng dẫn các em rất dễ có những hành động lệch lạc, ảnh hưởng không tốt cho bản thân các em và cả gia đình”.
Cách đây 2 năm, Trường THPT Yên Hòa cũng mở văn phòng tư vấn tâm lý. Dù trường ưu tiên bố trí phòng riêng biệt, có sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp nhưng chỉ sau gần một năm hoạt động, văn phòng này đã phải đóng cửa vì không có học sinh sử dụng dịch vụ tư vấn.
Thay đổi cách tiếp cận học sinh
Theo khảo sát của phóng viên Thanh Niên tại khu vực nội thành Hà Nội, số lượng phòng tư vấn tâm lý học đường chỉ đếm trên đầu ngón tay vì lãnh đạo nhiều trường quan niệm giáo viên chủ nhiệm có thể đảm đương vai trò của nhà tư vấn tâm lý.
|
Tại Trường THPT dân lập Nguyễn Siêu (Hà Nội), ngoài thời gian giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm quan sát để kịp thời phát hiện học sinh biểu hiện bất thường trong đời sống học đường. Có nhiều năm gắn bó với công tác chủ nhiệm, cô Doãn Thị Tuyết Mai phản ánh: “Tâm sinh lý học sinh ngày nay diễn biến cực kỳ phức tạp. Muốn học sinh chia sẻ tâm tư tình cảm, bản thân mỗi giáo viên phải thực sự là những người bạn của các em. Nhưng thực tế rất ít người thành công trên cương vị vừa là thầy vừa là bạn của học trò”. Gần đây nhất, cô Mai phải bỏ giờ nghỉ giải lao để bí mật bám theo đôi học sinh rủ nhau lẻn sang khu vui chơi vốn chỉ dành cho bậc tiểu học để tâm sự. Đứng trước những tình huống này, nếu xử lý không khéo rất dễ làm tổn thương đến học trò nên chỉ còn cách lấy kinh nghiệm bản thân mình để hướng học sinh đến hành vi tích cực, đúng đắn.
Cũng từ 2 năm nay, Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt đầu quan tâm đào tạo kỹ năng tham vấn tâm lý cho giáo viên và hội trưởng phụ huynh. Theo ông Đàm Tiến Nam - Phó hiệu trưởng, không chỉ là chuyện bố trí đầu tư về phòng ốc, cơ sở vật chất, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ tư vấn và hình thức tiếp cận học sinh. Thay vì ngồi chờ học sinh tìm đến, tư vấn; giáo viên chủ động tìm đến học sinh và thiết lập nhiều kênh khác nhau đảm bảo sự riêng tư, bí mật khi các em cần chỗ dựa hay chia sẻ. Hiện tại, Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm đang phối hợp với chuyên gia, giảng viên tâm lý Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện các khóa tập huấn cho giáo viên, phụ huynh học sinh. “Từ chỗ duy trì 2 buổi/tuần, nhà trường đang tuyển chọn các giáo viên tâm lý về làm việc và sẽ duy trì thường xuyên công tác tham vấn cho học sinh trong trường”, ông Nam nói.
Trong khi đó, ở các trường công lập, phòng tư vấn học đường chỉ đóng vai trò hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp. Ông Phạm Trung Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long, cho biết: “Trường công lập không có điều kiện thuê chuyên viên tâm lý do không có biên chế nên không thể trả lương được. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy môn giáo dục công dân sẽ kiêm nhiệm vấn đề này”.
Theo Thanh niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng