Sạc pin siêu tốc
Được gọi là siêu tụ điện dựa trên cấu trúc vi mô graphene, các thiết bị có thể sạc và xả pin nhanh hơn hàng trăm đến hàng ngàn lần so với pin thông thường.
Được tạo thành từ một lớp nguyên tử carbon, loại pin này do vậy không chỉ dễ sản xuất mà còn dễ tích hợp vào các thiết bị điện tử, thậm chí nhờ nhỏ nhẹ như vậy nên các dòng điện thoại di động có thể được thu gọn hơn.
Để phát triển siêu tụ điện mới các nhà nghiên cứu đã sử dụng phiến carbon hai chiều thường được biết với tên graphene và chiều thứ ba chỉ dày bằng một nguyên tử. Điều thú vị là nhóm nghiên cứu tìm thấy phương cách sản xuất loại pin mới dễ dàng khi sử dụng kỹ thuật của một ổ ghi đĩa DVD tiêu chuẩn.
Theo kiểu cũ để có được sản phẩm siêu tụ điện vi mô phải liên quan đến kỹ thuật in thạch bản vừa chậm vừa tốn kém. Thay vào đó nhóm nghiên cứu đã dùng đầu ghi DVD LightScribe để tạo graphene cho siêu tụ điện trên diện rộng, chi phí thấp. Với kỹ thuật mới này người ta có thể làm ra hơn 100 vi tụ điện trên một đĩa đơn với thời gian chỉ 30 phút và đó là loại vật liệu rẻ tiền.
Hiệu quả của một pin siêu tụ điện lệ thuộc vào việc tách hai điện cực, định vị sao cho tối đa hóa bề mặt giữa chúng, qua đó giúp chúng lưu trữ tốt hơn. Trước đây cũng đã có thiết kế kiểu xếp chồng các lớp graphene lên nhau nhưng lại không hoạt động hiệu quả.
Theo Dailymail, các nhà nghiên cứu đã đặt điện cực theo mô hình ngón tay đan xen nhau giúp tối đa hóa diện tích bề mặt và giảm đường dẫn mà ion trong chất điện phân cần phải khuếch tán.
Giáo sư Richard Kaner - trưởng nhóm nghiên cứu cho Dailymail biết họ đang tìm đối tác công nghiệp để sản xuất hàng loạt siêu tụ điện graphene.
Hồng Lĩnh (Theo Thanh Niên)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?