Sẵn sàng chuyển giao công nghệ nấm đông trùng hạ thảo
"Là nhà khoa học, hơn ai hết chúng tôi mong muốn các nghiên cứu sẽ được thương mại hóa để đưa sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng. Vì vậy chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu", tiến sĩ Phạm Văn Nhạ, Phó giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) - đơn vị vừa thành công trong nghiên cứu về nấm đông trùng hạ thảo - loại dược liệu quý hiếm cho biết.
Đây được cho là động thái tích cực để đưa loại dược liệu quý hiếm tới nhiều người tiêu dùng. Bởi từ trước đến nay, do giá thành của đông trùng hạ thảo rất cao, trong khi ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên nhiều đơn vị không muốn chuyển giao công nghệ ra ngoài, mà thường giữ độc quyền phân phối.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nhạ, không phải doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tiếp nhận công nghệ này vì để nhân nuôi nấm đông trùng hạ thảo, cần phải có chuyên môn nhất định về vi sinh vật, côn trùng, sinh học và có cơ sở phòng thí nghiệm đảm bảo.
Nhà khoa học này cho rằng, nếu chuyển giao kỹ thuật, các doanh nghiệp nhân nuôi và bán ra thị trường với khối lượng lớn, giá thành của đông trùng hạ thảo có thể giảm xuống nhưng không nhiều, vì hiện ở Việt Nam rất ít nơi có thể tạo ra sản phẩm này, trong khi chi phí bỏ ra sản xuất lại cao.
Ông Nhạ cảnh báo, trên thị trường hiện nay có tới 70% là nấm đông trùng hạ thảo giả. Trước đây có rất nhiều cách nhận biết như nhìn vào các chân của côn trùng; hoặc ăn vào có mùi tanh của tằm; hoặc nhận biết bằng cách bẻ côn trùng ra sẽ có ruột. Nhưng hiện nay các cách này đều không có tác dụng khi các thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi hơn. "Thậm chí đến giới khoa học cũng khó có thể nhận biết đông trùng hạ thảo thật và giả", ông Nhạ nói.
Về thành phần dinh dưỡng trong đông trùng hạ thảo mà nhóm nghiên cứu tạo ra, ông Nhạ cho biết, do điều kiện kinh phí, mặt khác không có mẫu so sánh trong tự nhiên, nên Trung tâm chỉ tập trung vào hai hợp chất chính là Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ, tiền ung thư và Adenosin là thuốc điều trị trong tim mạch.
Kết quả Cordycepin đạt 0,14 mg/gram sinh khối và Adenosine là 0,32mg/gram sinh khối. Kết quả này cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc đang phân phối trên thị trường.
"Nấm đông trùng hạ thảo của Trung tâm còn có ưu điểm là các thành phần tạo ra đều có nguồn gốc thiên nhiên, không có hóa chất, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng", ông Nhạ nói thêm và cho biết, hiện nhóm đã có sản phẩm bán tới người tiêu dùng, nhưng không có đại lý phân phối, nên người có nhu cầu có thể đến Viện Bảo vệ thực vật (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) để đặt mua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
‘Choáng’ với những chiếc bút làm từ ‘sắt của trời’ hơn 4 tỷ năm tuổi, có giá cao ngất ngưởng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng