Sản xuất điện từ virus
Tiến sĩ Seung-Wuk Lee, một nhà nghiên cứu của Đại học California tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp biến đối gene của một chủng virus có tên M13 bacteriophage rồi đưa chúng lên một tấm phim. Họ cũng chế tạo một điện cực có kích cỡ bằng con tem bưu điện. Khi ngón tay người gõ vào điện cực, virus sẽ biến lực gõ thành điện, BBC cho biết.
M13 bacteriophage là chủng virus tấn công vi khuẩn song không gây hại cho người. Cơ thể chúng chứa những protein hình xoắn.
Một đầu của protein mang điện tích âm, còn đầu kia mang điện tích dương. Nhóm của Lee dùng công nghệ gene để đưa 4 nguyên tử mang điện tích âm vào một đầu mang điện tích âm của protein. Những nguyên tử ngoại lai làm tăng điện thế giữa hai đầu của protein, nhờ đó làm tăng điện áp của virus.
Để thử khả năng phát điện của virus, nhóm nghiên cứu đặt một tấm phim chứa virus có diện tích 1 cm2 giữa hai điện cực bằng vàng. Một sợi dây kết nối chúng với màn hình tinh thể lỏng. Khi lực của ngón tay tác động vào điện cực, số 1 hiện lên màn hình – dấu hiệu cho thấy dòng điện đã xuất hiện.
Lee thừa nhận lượng điện mà hệ thống của ông tạo ra chưa lớn, song ông khẳng định nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến hệ thống để nó tạo ra lượng điện lớn hơn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng phát minh của họ sẽ dẫn tới sự ra đời của những thiết bị nhỏ xíu có khả năng nhận nguồn điện từ những hoạt động hàng ngày của con người như đóng cửa hay leo cầu thang.
“Thành quả của chúng tôi là bước khởi đầu đầy hứa hẹn đối với quá trình phát triển những máy phát điện dành cho những thiết bị có kích cỡ nano”, Lee phát biểu.
Theo Tiền Phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Thấy hổ bị xích, chó nhà 'diễu võ dương oai' và cái kết khiến người xem 'sốc'
6 bức ảnh hiếm, càng đẹp, càng đáng sợ, bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn sau khi xem chúng
CLIP: Chuột cống 'khủng' chơi lớn, tấn công chó nhà và cái kết
CLIP: Đại bàng 'tung chiêu', tóm gọn rắn biển trong chốc lát
CLIP: Liều lĩnh săn voi, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
Tại sao thời xưa gọi người giúp việc là 'con sen'? Giờ vẫn dùng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác