Xã hội

Sập cầu Ghềnh: Những tình tiết mới nhất

(DNVN) - Liên quan đến vụ tai nạn sà lan tông sập cầu Ghềnh tại Đồng Nai, xuất hiện nhiều tình tiết mới liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này.

Tin tức trên báo Công an TP. HCM, vụ tai nạn sà lan tông sập cầu Ghềnh tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, xảy ra lúc 11 giờ 30 phút trưa 20/3, sau khi bị bắt giữ, qua quá trình đấu tranh thì các đối tượng đã khai ra một số tình tiết không giống như lời khai ban đầu.

Kết hợp những biện pháp nghiệm vụ điều tra và tiến hành nhận dạng nghi can từ hình ảnh của camera ghi được, đến tối cùng ngày, cơ quan điều tra đã xác định được lai lịch của hai người thuê xe ôm là Trần Văn Giang (36 tuổi, quê ấp Cổ Cò, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) và Nguyễn Văn Lẹ (SN 1988, ấp Bình Thạnh A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu), cả hai đang trên đường bỏ trốn về miền Tây bằng xe khách.

Hiện trường vụ sập cầu Ghềnh - Ảnh: Xuân An báo Tuổi trẻ.

Khi đã xác định được đối tượng, Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã cử nhóm công tác đặc biệt về Sóc Trăng và Bạc Liêu đón đầu đối tượng. Tuy nhiên, suốt đêm Giang và Lẹ không về nhà với gia đình.

Trong lúc các trinh sát đang mai phục thì rạng sáng 21/3, cả hai tìm đến Công an xã Ngọc Tố đầu thú. Khoảng 3 giờ sau, lực lượng cảnh sát cũng đã bắt được ông Phan Thế Thượng (SN 1953, ngụ đường Lê Hồng Phong, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; chủ tàu kéo sà lan, tài công chính).

Theo lời khai của các bị cáo, chiều 20/3 trong lúc Giang đang điều khiển đầu kéo đến cầu Ghềnh thì gặp nước chảy siết, phát hiện sà lan lấn về hướng mố cầu nên Giang bảo Lẹ nhảy sang sà lan cột dây để kéo sà lan chậm lại nhưng không được.

Lúc này Giang chọn phương án nhấn ga thật mạnh để sà lan lọt qua. Nhưng do ép máy, nạp ga lớn nên bị nghẹt lược dầu, tàu tắt máy. Trước tình huống nguy cấp này, Giang bảo Lẹ mở dây tàu để thoát.

Lẹ mở được một dây buột, định mở dây thứ 2 thì sà lan bị nước đẩy đâm trúng mố cầu làm cầu sập xuống. Cả hai rơi xuống sông kêu cứu thì được hai người dân thả lưới cá ở gần đó chạy xuồng đến vớt cả hai đưa vào bờ. Giang và Lẹ đi bộ đến một vựa cát ở gần đó mượn 1 triệu đồng rồi thuê xe ôm rời khỏi hiện trường trốn về quê.

 

Tuy nhiên, ban đầu Giang và Lẹ khai nhận như trên, nhưng qua 3 ngày đấu tranh làm rõ các tình tiết xảy ra trong vụ tai nạn thì hai đối tượng khai, trong lúc bỏ trốn đã báo tin cho ông Thượng biết sự việc.

Ông Thương sử dụng điện thoại nhắn tin cho Giang và Lẹ khuyên nên ra đầu thú và chỉ cho cách khai với công an là “tàu bị tắt máy không điều khiển được”. Hiện lực lượng công an vẫn đang tiếp tục điều tra và lấy lời khai để làm rõ nguyên nhân vụ sập cầu Ghềnh.

Trong khi đó, sáng 24/3 theo ghi nhận của phóng viên báo Giao thông, trên sông Đồng Nai các tàu, sà lan trong phạm vi cho phép đã lưu thông trở lại an toàn. Trong khi đó các trạm điều tiết giao thông thủy bảo vệ cầu Ghềnh vẫn suốt đêm tiết giao thông thủy trên sông để hướng dẫn các phương tiện qua lại an toàn.

Để bảo đảm an toàn qua cầu Ghềnh, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam yêu cầu tất cả phương tiện thủy neo đậu ở khu vực thượng, hạ lưu cầu Ghềnh, trong khu vực điều tiết giao thông trước khi qua cầu phải được kiểm tra an toàn. Báo Tuổi trẻ thông tin.

Cụ thể, các điều kiện tàu, thuyền, sà lan phải đáp ứng gồm: đảm bảo các điều kiện theo quy định về đăng ký, đăng kiểm, thiết bị, dụng cụ an toàn, chở hàng không vượt quá dấu mớn nước an toàn; chiều cao cabin, chiều cao khoang hàng và trọng tải không vượt quá 300 tấn đối với phương tiện tự hành, 400 tấn x 2 đối với đoàn lai dắt.

 

Người trực tiếp lái phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Khi kiểm tra phải đối chiếu giữa ảnh trên bằng và người lái.

Khi kiểm tra trực tiếp từng tàu, nếu tàu nào đủ điều kiện qua cầu thì tổ kiểm tra cấp cho thuyền trưởng, người lái phiếu kiểm tra an toàn. Nếu không đủ điều kiện thì kiên quyết không cho qua.

Nên đọc
Hồng Hà (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo