Tìm kiếm: Cục-Bảo-vệ-Thực-vật

Một thống kê mới vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?
Có đến 2.000 hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản rau quả được sử dụng nhưng các labo xét nghiệm ở Việt Nam mới chỉ “đọc tên” được hơn 600 loại. Nhiều “chất lạ” trong rau quả được tiêu dùng phổ biến không thể định danh vì thiếu chất thử
Theo báo cáo tình hình công nghiệp và thương mại tháng 8 của Bộ Công thương, ngày 12 tháng 8 năm 2014, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng trong dịp Tết Trung thu.
Bảy tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 58,3% lượng táo từ Trung Quốc, 41,7% lượng táo từ Mỹ, Úc, New Zealand là thông tin Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa đưa ra. Trên thực tế người tiêu dùng Việt Nam đang đứng giữa “ma trận” hoa quả nhập khẩu.
Sau khi Việt Nam công bố 8 loại rau quả nhập từ Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng cho phép (5/2014), Trung Quốc đã thông báo một số trái cây của Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép, còn một số loại bánh kẹo cũng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Món giá đỗ được rất nhiều người ưa thích. Sức tiêu thụ của mặt hàng này tại các chợ khá cao. Tại Hà Nội có cả một làng chuyên sản xuất giá đỗ để cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên vì lợi nhuận, những người sản xuất giá đỗ đã truyền nhau về công nghệ rút ngắn thời gian sản xuất, cho sản phẩm mẫu mã đẹp, nhưng lại rất nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo