Tìm kiếm: Cây-lúa
Sau nhiều năm gắn bó với con tôm nhưng hiệu quả không bền vững, hiện nhiều nông dân xã Viên Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã chuyển hướng sang nuôi cá chạch quế. Bởi đây là loài dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp điều kiện tự nhiên tại địa phương.
Tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, rồi làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao với một mức thu nhập ổn định. Nhưng chàng kỹ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) quyết định bỏ việc về quê trồng dưa sạch và đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Cần cù lao động, biết tiết kiệm vốn liếng, luôn tìm tòi, học hỏi, đam mê sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng là bí quyết thành công của anh Đặng Minh Vương (SN 1974) ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Từ một lần tình cờ cấy thử nghiệm giống lúa quý, cựu chiến binh xứ Đồng Tháp đã quyết định tìm cách nâng tầm cho giống của quê hương. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở sản xuất của ông Lê Văn Đấu còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Là một xã vùng hạ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nhưng xã Sầm Dương có nhiều diện tích đất ruộng thuộc vùng trũng, thường xuyên ngập lũ tiểu mãn vào mùa mưa. Từ những năm 2000, xã Sầm Dương có chủ trương chuyển đổi ruộng lầy thụt với phương thức một vụ nuôi cá, một vụ trồng lúa đã mang lại hiệu quả cao.
Sau vài năm bỏ ngô chuyển sang trồng nhãn, cuộc sống của gia đình anh Lò Văn Thính, bản Mo (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Với hơn 100 gốc nhãn, mỗi năm anh Thính thu gần 100 triệu đồng từ bán quả nhãn tươi cho thương lái.
Tự nhận mình có duyên với nghề nông, sau nhiều thử nghiệm, Trần Văn Chung (sinh năm 1979) ở thôn Phúc Trung, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, Thái Bình “liều mình” đầu tư trồng loại cây quý tộc – măng tây xanh.
Anh Phan Văn Tâm sinh năm 1972, ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trồng 150 cây chanh không hạt Limca trên diện tích 1,8 công đất ruộng. Mỗi lứa trái nghịch vụ, anh Tân thu hái từ 4-5 tấn chanh bán với giá từ 25.000 – 26.000 đồng/kg.
“Đất nước muốn phát triển chắc chắn phải tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ nhưng để đột phá thật thì phải có cơ chế đột phá. Cơ chế đấy là gì?”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi và cho rằng ý kiến đóng góp của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng.
Với chiếc máy “3 trong 1” vừa phun thuốc, bón phân, phun hạt giống, Lương Văn Trường, (SN 1989), chủ nhân của nông trại Cờ Đỏ, thôn Đồng Lư, xã Tân Thịnh (Nam Trực, Nam Định) có thể “cân” cả cánh đồng 7ha.
Trước đây, cây lác vốn là loài cỏ hoang dại, mọc khắp nơi từ đầm lầy tới đồng ruộng. Thế nhưng, ngày nay ở một số nơi ở miền Tây, trong đó có người dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhờ trồng loài cỏ dại này nhiều người đã vươn lên khấm khá.
Ông Thái Văn Đầy, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm chuỗi, cho năng suất cao. Từ ngày vườn dừa xiêm chuỗi cho trái, thu nhập của gia đình ông Đầy sung túc hẳn lên bởi tháng nào cũng có tiền từ bán dừa.
Sau hơn 4 thập niên hòa bình, mảnh đất từng chi chít đạn bom nơi “tuyến lửa” Vĩnh Linh đã được thay bằng những cánh đồng lúa trĩu hạt, đồng tôm, những đồi cao su trải rộng; rồi đến Khu công nghiệp, Nhà máy điện gió, điện mặt trời... những đổi thay ấy đã tạo nên "màu sắc” cho sự đổi mới trên mảnh đất Quảng Trị...
Không học qua bất kỳ trường lớp nào về chế tạo máy nhưng anh Nguyễn Thanh Nhàn (36 tuổi, ngụ phường Rạch Sỏi, TP.Rạch Giá, Kiên Giang) đã "táy máy", mày mò cải tiến thành công nhiều máy móc, giúp nhà nông giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Chi Lăng là một trong những xã đi đầu trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Riêng đối với cây na-loại quả "mở mắt" khi chín, mỗi năm xã Chi Lăng đã thu gần 100 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo