Tìm kiếm: Giá-cả-thị-trường
DNVN - Ngày 21/11, theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang, đơn vị vừa tham gia kiểm tra việc dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đoàn công tác do Sở Công thương chủ trì kiểm tra đối với 9 cửa hàng, siêu thị trên địa bàn TP Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công và huyện Châu Thành.
Vào dịp Tết, nhiều người thường lo lắng vì phải mua sắm nhiều, chi tiêu tốn kém. Áp dụng những mẹo nhỏ này bạn sẽ thấy mình mua được đủ đồ mà vẫn rất tiết kiệm.
Theo dự báo của giới chuyên gia, nhà quản lý, lạm phát năm 2022 sẽ thực hiện “trong tầm tay”, khoảng từ 2-3%, thấp hơn mức 4% Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24h, có phương án đảm bảo nhân lực, thuốc, vật tư để điều trị người mắc COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh nở trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
DNVN - Nhờ chăn nuôi khép kín, áp dụng công nghệ cao, trại lợn của ông Nguyễn Văn Thành (SN 1972, trú xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) ít bị dịch bệnh, cho năng suất cao, trừ chi phí lãi ròng 50 tỷ đồng.
DNVN - Cho rằng áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn, Tổng cục Thống kê đã đề xuất một số giải pháp kiềm chế lạm phát trong năm tới như theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới; nhanh chóng ổn định giá đầu vào để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
DNVN - Trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt con số ấn tượng: 668,5 tỷ USD.
DNVN - Để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa trong dịp cuối năm 2021, đầu năm mới 2022, đặc biệt là mua sắm hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến, Sở Công Thương Đà Nẵng đã lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng thiết yếu với tổng trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng.
Lạm phát năm nay có thể được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát vẫn còn áp lực rất lớn.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 329/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất 5 năm qua. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn do nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” có xu hướng tăng cao và cầu kéo.
Theo Bộ Tài chính, giá một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá đã và đang tiếp tục gây áp lực đến mặt bằng giá, nhất là vào những tháng còn lại của năm và thời điểm Tết Nguyên đán.
Triệt để tiết kiệm, góp phần huy động nguồn lực phòng chống COVID-19; chỉ thị tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam; Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/10-5/11/2021.
Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ sớm có các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên gồm người chăn nuôi, các khâu trung gian, người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo