Tìm kiếm: H.Krông-Pắk

Ngay từ đầu mùa khô, chính quyền, người dân Tây Nguyên đã tìm đủ mọi cách chống hạn, nhưng hàng chục nghìn héc-ta cây trồng vẫn chết, dân vẫn thiếu nước sinh hoạt. Nhiều nhà tự cứu bằng cách khoan giếng, nhưng không có cơ quan nào đứng ra giám sát khiến mực nước ngầm suy giảm nghiêm trọng.
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Sau một thời gian rộ lên việc thương lái thu mua lá điều, rễ cây tiêu, lá chanh dây...hiện nay, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có nhiều người đổ xô đi tìm mua cây si cảnh loại có nhựa màu đỏ để bán lại cho các thương lái ở các tỉnh phía Bắc. Chưa thấy một cuộc mua bán nào thành công nhưng cũng đã gây ra nhiều hệ lụy như: người đi mua mất thời gian, tiền bạc, nhiều cây si bị đốn hạ, bên cạnh đó gia đình người có bệnh ung thư cũng mua về uống dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang…
Ở đây, ai ốm đau cũng nghĩ mình bị bỏ “sâu thuốc độc”. Họ không đi bệnh viện mà tìm thầy giải, mỗi chén thuốc vỏ cây tốn tới mấy trăm nghìn đồng. Rồi họ nghi kỵ lẫn nhau, lôi nhau đi kiện tụng, thậm chí suýt giết nhau để... trừ họa cho dân làng. Chưa ai nhìn thấy con “sâu thuốc độc” nó thế nào, song chuyện hoang đường này đang làm điên đảo nhiều làng quê vốn không hề lạc hậu thuộc tỉnh Đắc Lắc.

End of content

Không có tin nào tiếp theo