Tìm kiếm: Hiệp-hội-Dệt-May-Việt-Nam
DNVN - Dù vẫn còn nhiều thách thức, xuất khẩu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam vẫn liên tục cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh. Trong 5 năm qua, các sản phẩm sức khỏe & chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp liên tục nằm trong top các ngành hàng từ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trên Amazon.
DNVN - Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may đã có tín hiệu khởi sắc khi doanh nghiệp có đơn hàng đến đầu quý III, thậm chí có đơn vị ký hợp đồng đến hết quý III. Tuy vậy, doanh nghiệp được khuyến nghị trong dài hạn cần thận trọng bởi còn đó nhiều mối lo, nhiều yêu cầu từ phía đối tác liên quan đến chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
DNVN - Điều đáng lo ngại nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là không biết căng thẳng Biển Đỏ bao giờ kết thúc. Trong khi đó, việc các hãng tàu áp dụng phụ phí một cách tuỳ tiện, không báo trước, không thoả thuận khiến các nhà xuất khẩu như “cá nằm trên thớt”.
Tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu chịu ảnh hưởng do chi phí vận tải tăng mạnh, thời gian vận chuyển kéo dài; đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản, đông lạnh...
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó.
DNVN - Ngày 1/12, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Khu vực TP Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Global PR Hub tổ chức Hội thảo chuyên đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Dệt May trên lộ trình Tăng trưởng Xanh". Sự kiện thu hút hơn 100 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam tham dự.
DNVN - VCCI phối hợp cùng Công ty Cổ phần Global PR Hub tổ chức hội thảo chuyên đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may trên lộ trình tăng trưởng xanh" vào ngày 1/12 tại TP Hồ Chí Minh. Hội thảo dự kiến quy tụ 100 đại diện từ các doanh nghiệp dệt may, hiệp hội, doanh nghiệp tài chính, năng lượng...
Bức tranh kinh tế đang sáng dần và nhiều kỳ vọng, quý IV năm 2023 và năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc hơn.
Sức mua tăng mạnh vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để đón “sóng” tiêu dùng lớn nhất trong năm, thời điểm này, các DN đã lên kế hoạch, sẵn sàng nguyên liệu để tăng công suất.
DNVN - Trong văn bản vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, 14 hiệp hội doanh nghiệp đề xuất định mức chi phí tái chế (Fs) hợp lý, thực thi tái chế hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay... đã được triển khai. Tuy nhiên, tín dụng vẫn tăng trưởng chậm. Điều này phản ánh khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang rất hạn chế.
DNVN - Ứng dụng nhiều công nghệ để giảm phát thải, tìm kiếm nguyên liệu có thành phần tái chế, bảo đảm nguồn nguyên liệu bền vững, nói “không” với bao bì nhựa... được coi là những giải pháp quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng xanh một cách hiệu quả, chìa khoá giúp doanh nghiệp đạt Net Zero.
DNVN - 14 hiệp hội cho rằng Dự thảo về định mức chi phí tái chế (Fs) được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7 có nhiều Fs cao một cách bất hợp lý, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và bất cập trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế.
DNVN - Các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp sản xuất bông kéo sợi, vải nguyên liệu gặp khó khăn “chồng chất” trong bối cảnh tổng cầu thế giới vẫn trên đà suy giảm.
DNVN - Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, da giày và đồ gỗ 7 tháng đầu năm 2023 ghi nhận sự sụt giảm sâu nhất trong số các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Khó khăn của doanh nghiệp trong những ngành này được dự báo sẽ kéo dài cho đến năm sau...
End of content
Không có tin nào tiếp theo