Tìm kiếm: Viện-Nghiên-cứu-kinh-tế-và-chính-sách

Từ kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra kịch bản cơ sở nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III/2021, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 4,5 - 5,1%. Như vậy, sẽ giảm từ 1 - 1,5% so với dự báo được đưa ra vào quý I năm nay ước đạt từ 6 - 6,3%.
Việt Nam được nhận định là nền kinh tế có khả năng phục hồi cao hơn các nước khác trên thế giới kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro tài khóa và một số vấn đề xã hội tiềm ẩn khi tình hình trong nước và toàn cầu vẫn còn nhiều bất định.
Chiêu trò chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến thời điểm này vẫn là điều đáng lo ngại. Nghị định 132/NĐ-CP vừa ban hành với các quy định mới về giao dịch liên kết tại Việt Nam (có hiệu lực trong tháng 12/2020) liệu có triệt tiêu được “đất sống” của vấn nạn này.
DNVN - Kết quả cuộc khảo sát về Chỉ số Công khai ngân sách quốc gia (OBI) của Việt Nam và Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) năm 2019 cho thấy, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về công khai minh bạch ngân sách cấp quốc gia, và cấp bộ ngành nhưng vẫn có thể cải thiện thêm để thực hiện tốt hơn Luật ngân sách nhà nước 2015.
DNVN – Trong nội dung bản báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2020 VEPR cho rằng Việt Nam nên thận trọng hơn để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó cần rà soát lại các chinh sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.
DNVN - Báo cáo năm nay bên cạnh việc nhận định, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới. Từ đó chỉ ra những cơ hội, thách thức của hệ thống tài khóa trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh mới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo