Tìm kiếm: dự-án-căn-hộ

Một trong những yếu tố khiến thị trường bất động sản có cơ hội để kích cầu là vốn giá rẻ từ ngân hàng. Đây là cách thức hợp tác rất phổ biến hiện nay giữa chủ đầu tư và nhà băng trên thị trường BĐS. Mô hình này đã phát triển khá mạnh mẽ ở thị trường Tp.HCM trong những năm qua, và tiếp tục lan rộng ra thị trường Hà Nội trong một hai năm gần đây.
Từng bị “đắp chiếu” trong thời gian dài do thị trường đóng băng và chủ đầu tư thiếu vốn, một số dự án đang âm thầm trở lại nhờ sự “tiếp máu” của ngân hàng và sự ấm lên của thị trường. Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra, những rủi ro đối với khách hàng mua căn hộ tại các dự án này vẫn còn.
Một dự án chung cư cao cấp và trung tâm thương mại tại Hà Nội: Từ ngày 8/4, Thông tư 03 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ theo phương pháp thông thủy (diện tích thực tế sử dụng -PV), sẽ được áp dụng tại các dự án nhà ở. Nhiều chủ đầu tư đã điều chỉnh giá bán theo cách tính diện tích mới, trong khi nhiều ý kiến cho rằng người mua sẽ phải thêm tiền mà lại thêm rắc rối.
Dự án Gamuda – công viên Yên Sở, trong báo cáo mới nhất ngày 19.3.2014 của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là một trong những dự án có lượng hàng tồn kho nhiều do dự án xa trung tâm, chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Điều đáng nói là tuy lượng hàng tồn kho như vậy, nhưng mới đây, dự án này vẫn được UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành tham mưu nghiên cứu quỹ đất BT cho dự án, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch công viên,

End of content

Không có tin nào tiếp theo