Tìm kiếm: hội-nông-dân
Bà Đặng Thị Thanh Thủy ngụ quận 9 (TP.HCM) mày mò trồng lan với vô vàn khó khăn khi địa phương còn chưa hình thành khái niệm về nghề. Chỉ sau vài năm, vườn lan Bến Sạn Tây của bà Thủy đã cho doanh thu mỗi năm hơn 5 tỷ đồng.
Ông Lê Trường Sinh, tiểu khu 30/4 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nghỉ hưu về thầu 5ha đất dốc trồng chanh leo, mỗi năm ông thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.
Anh Trần Văn Toản, khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là nông dân tiêu biểu nổi tiếng trong vùng bởi tiên phong trong nuôi chim công, chim trĩ. Gần đây, anh Toàn còn nuôi mấy chục con đà điểu-loài chim to xác khi còn bé được ví hiền thỏ nhưng lại nhát như cáy.
Ông Võ Văn Chà, ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trồng 3,2 ha bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi năm ông thu hàng tỷ đồng. Vườn bưởi da xanh cho thu tiền tỷ đã giúp gia đình ông giàu có, xây được nhà lầu trị giá cũng hàng tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Hứa Trường Giang, quê ấp Thạnh Hòa 2, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang) xin được việc tại một công ty nước ngoài với mức lương khá tốt. Giang vừa đi làm ở công ty vừa thực hiện nuôi trùn quế tại gia đình.
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Nguyễn Văn Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Các địa phương: An Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Định, Kon Tum vừa tổ chức công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.
Dám nghĩ, dám làm, dám thử nghiệm khi đem giống cây sachi - loài cây lạ về trồng trên phần đất đồi lổn nhổn đá hộc của gia đình, anh Hoàng Văn Tuấn ở Bản Giềng, xã Dương Quang, TP. Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) đã thu về bộn tiền.
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Vĩnh Yên lần thứ XX về phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, Hội Nông dân TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực vận động, hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của nông sản.
Trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank vẫn luôn ghi dấu là ngân hàng thương mại lớn, đi đầu trong công cuộc phát triển tam nông. Nhiều năm qua Agribank đã thực hiện hiệu quả giải pháp cho vay qua tổ nhóm, giúp tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, kịp thời cung ứng vốn giúp họ phát triển sản xuất, ổn địng cuộc sống.
Chỉ với 2 nhân công canh tác trên diện tích 1.200 m2 nhưng mang lại nguồn thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm. Đây là hiệu quả của mô hình aquaponics nuôi cá cảnh kết hợp trồng rau an toàn mà gia đình anh Hồ Thanh Huy ở ấp 6, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh đang thực hiện.
Giá cà phê liên tục đi xuống đến mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Ở thủ phủ cà phê Tây Nguyên, người nông dân thấp thỏm lắng nghe từng ngày, nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu vui. Tuy vậy, mùa thu hoạch bơ, sầu riêng… đang đến, giúp bà con dịu bớt nỗi lo lắng, tiếp tục gắn bó với vườn cà phê của mình.
Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các cấp, ngành, trong đó có Hội Nông dân huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống hội viên, nông dân.
Ông Trương Văn Lay (thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) không chỉ là nông dân nuôi tôm hùm giỏi mà còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân tận tâm với công việc của Hội, có trách nhiệm cao với cộng đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo