Tìm kiếm: khách-thập-phương

Ngoài được mệnh danh là vùng gái đẹp của miền tây xứ Nghệ, Thẳm Bua còn là nơi gìn giữ kho tàng văn hóa nghìn đời của đồng bào Thái.
Ngày nay có một nghề chẳng cần phải qua trường lớp chính quy nào mà vẫn rầm rộ, phát triển. Nghề này nở rộ nhất vào đầu năm mới và tháng cuối năm khi nhà nhà đi lễ tạ. Gọi cho sang là nghề thầy cúng, giờ biến tướng còn có tên gọi khác là nghề khấn thuê.
Lễ hội La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài từ ngày 7 đến 15 tháng giêng hằng năm. Điểm thú vị nhất trong lễ hội phải kể tới lễ rước “ông lợn” lên đình tế lễ vào ngày 13 tháng giêng, tưởng nhớ công ơn Tam Lang Đại Vương, lạc tướng dưới thời vua Hùng thứ 18 đã có công đánh tan quân giặc Thục giữ yên bờ cõi. Lễ rước lợn La Phù là nét văn hóa truyền thống độc đáo trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
Cứ mỗi độ xuân đến, trăm hoa đua nở, trời đất vào xuân, vạn vật đổi mới, trong chúng ta, ai cũng háo hức chào đón mùa xuân. Người dân vùng hồ Ba Bể - Bắc Kạn cũng có tâm trạng hân hoan bởi không khí của ngày hội đã đến - Hội xuân Ba Bể.
Hàng năm, vào mồng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, làng Triều Khúc (xã Tân Triều – huyện Thanh Trì – Hà Nội) lại tưng bừng mở hội kỷ niệm lễ Tức vị (lễ lên ngôi) của Đức thánh Phùng Hưng – tức Bố Cái Đại Vương người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường giành lại độc lập chủ quyền trên đất nước ta.
Ngày mùng 10 tháng giêng, lễ hội Yên Tử (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) mới chính thức khai hội. Nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, hàng vạn lượt du khách thập phương đã nô nức đổ về Yên Tử bái phật, vãn cảnh... Nắm bắt được thực tế này, không ít người đã khăn gói lên đất phật “hành nghề” y.
Hằng năm, có hàng ngàn du khách xa gần đổ về chợ Đình để tham dự phiên chợ độc đáo có từ bao đời nay của người dân làng Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Phiên chợ độc đáo chỉ diễn ra duy nhất vào đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 Tết. Một phiên chợ không mặc cả gắn liền với truyền thuyết huyền bí khi lập làng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo