Tìm kiếm: kỹ-thuật-nuôi
Chỉ 1.000m2 đất, ông nông dân từng là thầy giáo này mỗi ngày có thể thu 2kg trứng ruồi lính đen với giá thị trường hiện là 30 triệu đồng/ký. Đó là anh Phạm Văn Bé, ấp Đức Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Mới bước sang tuổi 34, nhưng từ nhiều năm nay anh Dương Việt Anh đã nổi tiếng là người đầu tiên triển khai thành công mô hình nuôi cá chuối hoa trong lồng ở xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Tính riêng trong vụ cá này, anh ước tính thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.
Ở xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ai cũng biết ông Phạm Văn Nghiêu có trên 16 năm là chủ hộ trang trại thủy sản.
Sau gần 1 năm chăm sóc, hàng chục hộ nuôi cá bớp ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bắt đầu xuất bán ra thị trường. Nhờ được hỗ trợ con giống và kỹ thuật nên vụ này người nuôi cá bớp trúng lớn, nhiều hộ thu về từ 300 - 500 triệu đồng.
Để cung cấp thức ăn cho đàn dê, hàng ngày ông Võ Văn Nhu đã tận dụng lá của cây táo. Ở chiều ngược lại, ông lấy phân dê bón vườn táo. Nhờ vậy, mỗi năm, ông Nhu tiết kiệm được 50% chi phí phân bón và táo bón phân dê cho trái to, đẹp, ăn ngọt, giòn.
Từ mô hình nuôi lươn truyền thống, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap với mật độ dày đặc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Dự án phát triển chuỗi giá trị nấm Linh chi Quảng Nam, gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng nông thôn miền núi, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số” chính thức được triển khai ở Quảng Nam.
Chung Nhật Thành bắt đầu tiếp xúc với cá đuối vào 8 năm trước, nhờ đam mê mà đến bây giờ đã trở thành chủ sở hữu của một bể cá khổng lồ.
Chị Đồng Thị Diễn (SN 1991) ở thôn A Lễ, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã thành công trong việc nuôi lợn rừng. Mỗi năm cơ sở chăn nuôi của Hotgirl 9X này xuất ra thị trường cả chục tấn lợn rừng-loài lợn lông cứng như chổi xể.
Trót “phải lòng” với nghề nuôi rắn hổ mang phì nên dù đã đôi lần bị rắn cắn tưởng chết mười mươi nhưng anh Hoàng Đình Hiên, bản Phiêng Bua, Phường Noong Bua, T.P Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn không từ bỏ.
Vài năm gần đây mô hình nuôi hươu sao lấy nhung hoặc nhân giống được nhiều nông dân tỉnh Điện Biên phát triển, mang lại thu nhập cao. Riêng anh Hoàng Đình Hiên, bản Phiêng Bua, phường Noong Bua, T.P Điện Biên Phủ lại chọn cách chuyên nuôi hươu sao lấy thịt.
Đàn chim ở trang trại anh Trần Văn Toản là loài đột biến, có màu sắc cực kỳ độc đáo và bắt mắt. Đây là giống chim quý ở nước ngoài được anh Toản và bố cất công nghiên cứu, đặt hàng để nuôi.
Nhờ tận dụng ao hồ của gia đình để nuôi loại cá vàng như nghệ (cá trê đồng) mà mỗi năm anh Trần Văn Trưởng (42 tuổi) ở xóm 15, xã Hải Phú, huyện Hải Hậu (Nam Định) xuất bán được hàng chục tấn cá trê thương phẩm và đem về doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Sâm cầm được biết đến là một trong những đặc sản nổi tiếng và bổ dưỡng, chính vì vậy, giá của món ăn này trên thị trường không hề rẻ.
Mô hình nuôi lươn trong can nhựa 30 lít của nông dân Lê Văn Cao (1980), ngụ thôn Phú Nguyên, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước cho thu nhập cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo