Tìm kiếm: lãi-nặng
Các đối tượng là người từ các tỉnh phía Bắc vào Kiên Giang rồi đăng ký kinh doanh mở đại lý bán vé máy nhưng chủ yếu để hoạt động tín dụng đen. Mỗi người dân vay tiền, bọn chúng thu lãi từ 180% đến 288%/năm.
Bước đầu, cơ quan chức năng chứng minh, làm rõ Đặng Anh Dũng, Đoàn Hỷ, Nguyễn Văn Đàn đã cho vay tổng số tiền gần 3 tỉ đồng với mức lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày, tương đương 109%/năm, cao gấp hơn 5 lần quy định của ngân hàng. Với thủ đoạn này, các đối tượng đã thu lợi bất chính 300 triệu đồng.
Làm việc với Công an tỉnh Bạc Liêu, Đại tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an- yêu cầu lực lượng công an tỉnh cần tập trung rà soát, triệt phá các băng nhóm lưu manh, côn đồ, hoạt động bảo kê, xiết nợ, đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng kiểu “tín dụng đen”.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Năm qua, Lâm Đồng đã phát hiện 87 vụ việc liên quan đến các hoạt động tín dụng đen như hủy hoại tài sản, cưỡng đoạt tài sản, đe dọa, ném chất bẩn, giữ người trái phép, gây rồi trật tự công cộng, dán quảng cáo cho vay tiền, cho vay nặng lãi.
Theo cơ quan công an, đối tượng đã cho hơn 1.000 lượt người vay, trong đó có người vay nhiều lần. Các đối tượng cho vay tín dụng đen này hoạt động núp bóng một tiệm cầm đồ, tổng số tiền cho vay là hơn 12 tỷ đồng.
Chỉ với số vốn 850 triệu đồng nhưng các đối tượng đã quay vòng cho 216 khách với 909 lượt vay và tổng số tiền đã giao dịch vay lên tới hơn 9,1 tỉ đồng.
Đây là quy định mới được chính phủ ban hành tại nghị định về họ, hụi có hiệu lực từ ngày 5/4 tới.
Trước đó, Hiệu đã chỉ đạo hai đàn em đều sinh năm 1999 đi dán tờ rơi, giới thiệu về dịch vụ cho vay tiền. Nhóm này đã cho nhiều người vay nợ với lãi suất từ 180%- 936%/ năm.
Theo Bộ Tư pháp, quy định về tính mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay tiền cầm cố tài sản tại Nghị định 67/2013 đã không còn phù hợp. Bộ này đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các giao dịch này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Các đối tượng này từ tỉnh Bình Phước sang địa bàn huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) hoạt động cho vay nặng lãi. Lãi suất mà nhóm này đưa ra là từ 18- 549%/năm, cá biệt có người phải chịu lãi suất gần 1000%/năm.
Hàng ngày, nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen cho người đi dán tờ rơi và mời chào nhiều người dân, đặc biệt là công nhân lao động cần tiền để cho vay với lãi suất cao.
Triệu Đình Hoan thành lập công ty chuyên xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính, hoạt động cấp tín dụng… Thực tế, công ty do Hoan điều hành là tổ chức núp bóng doanh nghiệp để cho vay nặng lãi.
Sau khi tổ chức cho người vay tiền với lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày, tương đương 15%/tháng, 180%/năm. Nếu người vay không trả tiền, vợ chồng Hưng, Trang sẽ cho các đối tượng có tiền án, tiền sự đến nhà đe dọa, uy hiếp, ném chất bẩn, ép con nợ hoặc người nhà con nợ trả tiền.
Nhóm đối tượng này hoạt động cho vay với lãi suất lên đến trên 182%/năm. Chỉ trong vòng 6 tháng, nhóm đối tượng này cho vay hơn 6,5 tỉ đồng và thu lãi hơn 1,3 tỉ đồng.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định thành lập tổ liên ngành kiểm tra xử lý việc dán, rải tờ rơi quảng cáo cho vay tiền mặt không đúng quy định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo