Tìm kiếm: nhiệm-vụ-khoa-học-công-nghệ

Trong quá trình tái cơ cấu các chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc gia, Bộ KH&CN đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành khác hoàn thiện thể chế, thông tư hướng dẫn để cải cách mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các các nhà khoa học, các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp tham gia và triển khai các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia.
DNVN – Theo ông Lê Thanh Sơn, thành công của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị giám sát để điều khiển chế độ sấy lúa tối ưu cho máy sấy tháp" đã giúp tiết kiệm được chi phí thực hiện các thử nghiệm sấy trên mô hình đồng dạng, thay vào đó sẽ có được bộ dữ liệu sấy thực tại nhà máy để xây dựng chế độ sấy tối ưu.
Kết luận tại cuộc gặp mặt với các nhà khoa học ngành y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sinh phẩm, thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Đặc biệt quan tâm công tác nghiên cứu, phát triển, đẩy nhanh thử nghiệm và cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Gặp mặt và làm việc với các nhà khoa học trong lĩnh vực y học, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự trân trọng những nỗ lực, đóng góp, hy sinh của các nhà khoa học với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân nói riêng và sự nghiệp cách mạng nói chung.
DNVN – Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho biết, giải pháp do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoàn thành nghiên cứu và đưa vào sử dụng trên thực tế đã thực sự giúp công tác quản trị các doanh nghiệp đã và đang hoạt động tại Khu Công nghệ của TP thêm chặt chẽ, hiện đại, từ đó có thể làm tốt hơn nữa công tác quản lý và vận hành.
Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình sẽ chủ yếu tập trung vào các mục tiêu như: Khảo sát, thu thập và số hóa, để đánh giá hiện trạng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến tại doanh nghiệp, thực hiện nhân rộng mô hình điểm cho các doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ là giải pháp trọng yếu, là động lực để các lĩnh vực nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng phát triển nhanh, bền vững. Bởi vậy, thời gian tới các đơn vị nghiên cứu khoa học cần tập trung, quyết liệt đầu tư sâu hơn nữa, nhất là trong việc nghiên cứu về gen trong chọn tạo giống mới.
DNVN – Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ hình thành nền kinh tế số, tỷ trọng đóng góp vào GRDP toàn tỉnh chiếm từ 15% trở lên. Thực hiện thành công chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hình thành Chính quyền số các cấp; trở thành đô thị thông minh tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để phát triển cả về kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân, Thái Nguyên cần triển khai chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới bởi chương trình này phù hợp với quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

End of content

Không có tin nào tiếp theo