Tìm kiếm: thu-lãi
“Thủ phủ hồ tiêu” trong những năm gần đây đang xảy ra tình trạng tiêu chết dần, chết trắng. Từ huyện Chư Sê lan qua Chư Pưh, Chư Prông… đâu đâu cũng hiện hữu những “nghĩa địa tiêu”. Theo thống kê, có khoảng hơn 5.500 ha diện tích tiêu chết rải rác ở khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mỗi tháng nuôi gối đầu trên 2.000 con gà, anh Chu Văn Phong (SN 1968, trú tại thôn Phước Sơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), thu lãi 150 triệu đồng/năm. Không chỉ nuôi gà, anh Phong còn trồng 10 ha rừng, nuôi cừu và dê.
Anh Quan Văn Tiệp, tổ 3, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang (Tuyên Quang) đã bỏ việc ở một công ty có thu nhập khá về chăn nuôi hươu lấy nhung khiến cha mẹ, người thân không đồng tình. Vậy nên, khi anh gây dựng cơ sở nuôi hươu không được ai giúp đỡ, anh phải bán cả chiếc xe máy đang đi để có tiền mua 3 con hươu giống và xây dựng chuồng trại.
Sinh ra và lớn lên ở Hoàng Tiến, vùng đất trồng na nổi tiếng của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nhưng anh Hoàng Tiến Đạt không chọn làm giàu bằng trồng na mà anh lại chọn trồng nấm. Trải qua, “ba chìm bảy nổi” với cây nấm cuối cùng anh đã thành công. Hơn hết anh còn làm “giấy khai sinh” truy suất nguồn gốc cho nấm để người tiêu dùng yên tâm.
Đang làm nhân viên kỹ thuật cho một công ty tại TP.Sơn La với mức lương hơn chục triệu/tháng, anh Đoàn Thanh Vỹ sinh năm 1989 tại Hợp tác xã 2, xã Chiềng Ban(huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bất ngờ bỏ việc về quê làm vườn, trồng các loại cây an quả trước sự tiếc nuối của nhiều người.
Chàng trai trẻ Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã nghiên cứu đầu tư nuôi dế. Cứ gần 2 tháng, Tuấn lại thu hoạch cả gần 1 tạ dế thịt thương phẩm. Với loại dế thịt đã sơ chế cắt cánh, Tuấn bán giá 200 ngàn đồng/ký.
Là dân thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) “chính gốc”chưa biết làm nông là gì, nhưng với ý chí lập nghiệp làm giàu, gia đình anh đã về vùng núi Tánh Linh tìm cơ hội, trồng mãng cầu (na) Thái Lan, mãng cầu Đài Loan. Trải qua bao thăng trầm cuộc sống, nhưng “trái ngọt” đã đến với anh khi hiện tại anh đã tạo được cơ ngơi gần chục tỷ đồng….
Nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung (tỉnh tỉnh Sóc Trăng) đã thả nuôi cá bông lau trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung thả nuôi 4.000 con cá bông lau giống, năng suất đạt 15-17 tấn/ha, bình quân mỗi ký cá bông lau bán ra người nuôi cá lời 30 ngàn đồng.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Nhờ vỗ béo đàn lợn bằng thức ăn tự nhiên như ngô, bèo ao, thân cây chuối, lão nông Lò Văn Hinh (sinh 1974, dân tộc Thái), ở bản biên giới Lả Mường (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thu lãi 100 triệu đồng mỗi năm.
Mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo trong sản xuất, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Hoàng Văn Hướng (SN 1991 ở xóm 7, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã thành công trong việc xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trở thành tấm gương sáng của thanh niên khởi nghiệp xứ Nghệ.
PSG từng phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt do vi phạm Luật công bằng tài chính, nhưng cuối cùng thì đội bóng nước Pháp vẫn né được án phạt nhờ các chính sách tài chính hết sức thông minh.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2013, anh Thào A Từ, thôn Suối Hồ, xã Sa Pả, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây actiso và rau trái vụ. Nhờ cần cù, ham học hỏi, đến nay gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm. Nhiều năm liên tiếp anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
Mỗi năm trồng 3 vụ lúa, thu nhập bèo bọt, được mùa cả năm chỉ lại độ 8-9 triệu đồng. Quá bực mình, ông Trương Mạnh Tuân, ở ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) đã chuyển sang trồng dừa xiêm xanh.
Nhiều hộ gia đình ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn con dê làm vật nuôi chính để phát triển kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo