Tìm kiếm: thỏ-sinh-sản

Một người phụ nữ Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra một cái hang khi đang làm việc trên cánh đồng, bên trong là những chú thỏ con trắng tinh, khiến cô vừa bất ngờ vừa vui mừng. Cô cảm thấy như mình đã tìm được một “kho báu trắng”, vui vẻ nói rằng đây là điềm lành.
Từng gắn bó với nghề trồng màu, sản xuất lúa nhưng vẫn khó khăn về kinh tế, một số hộ dân ở xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình) quyết tâm chuyển đổi sang mô hình nuôi thỏ. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mô hình sản xuất của HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ chăn nuôi thỏ Thái Thụy còn đi đầu trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Sau khi trồng cây màu và chăn nuôi lợn không thành công, anh Nguyễn Đình Hạt quyết định nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt, cho thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình nuôi thỏ thương phẩm đầu tiên cho thu nhập khá tại địa phương, được nhiều người dân đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 2015 đến nay, gia đình ông ông Trịnh Xuân Bắc (57 tuổi) trú tại thôn 1, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ăn nên làm ra, trở thành khấm khá nhờ làm chuồng nuôi thỏ sạch. Thỏ thịt ông Bắc nuôi ra đến đâu bán hết đến đó, có thời điểm hút hàng bán đắt, bán chạy như tôm tươi. Đây là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Người tiên phong đưa giống thỏ ngoại-thỏ New Zealand về nuôi tại thôn Làng Thẳm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là anh Hoàng Văn Định (SN 1986) - Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh. Với sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Định không chỉ có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm, mà còn giúp những người khác có công ăn việc làm.
Mỗi tháng anh Thụ xuất chuồng hơn 600 con thỏ thịt thương phẩm, trong đó bán cho doanh nghiệp Nhật Bản khoảng hơn 300 con. Từ mô hình nuôi loài thỏ trắng giống New Zealand hiền lành, sau khi trừ hết mọi chi phí, mỗi tháng gia đình anh Thụ có lãi gần 40 triệu đồng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo