Tìm kiếm: thời-Lê

DNVN - Trong văn hóa của người Việt, con hổ hay được gọi là “ông ba mươi” là loài vật linh thiêng, biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song, uy quyền. Hình tượng Hổ có trong tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng đến văn học, mỹ thuật…
Chùa Bối Khê hay còn được gọi là Đại Bi tự (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng không chỉ bởi ngôi chùa cổ này đã 700 năm tuổi, ôm ấp những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc lớn của Thủ đô mà còn bởi không gian u tịch, yên bình quanh năm rợp bóng cây xanh.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vừa công bố kết quả những nghiên cứu mới về kinh đô Thăng Long. Đây được xem là những phát hiện quan trọng góp phần nhận diện mặt bằng cấu trúc khu vực chính điện Kính Thiên, từ đó làm rõ hơn những giá trị cốt lõi của khu di sản.
Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự - được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay, cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 30 km và chùa Dâu 3km. Ngôi chùa nằm kề bên bờ nam Sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Thời đại phong kiến nào cũng vậy, khi vua chúa tin dùng bọn xiểm nịnh, bạc đãi, chèn ép nhân tài khiến họ phải bỏ đi, là lúc triều đại bắt đầu suy vong. Câu chuyện của đại tướng Lê Bá Ly thời chiến tranh Lê – Mạc là một điển hình.
Nối tiếp các cuộc thi võ cử thời Lê trung hưng, triều Nguyễn cũng tổ chức các khoa thi võ cử. Theo đó, triều đình quy định lấy các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi mở khoa thi Hương võ; các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu mở khoa thi Hội võ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo