Sợ động chạm, Vinacomin 'câu giờ' cổ phần hóa
Là lý do được ông Nguyễn Xuân Hòa, Chủ tịch Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đưa ra để giải thích cho việc chậm trễ cổ phần hóa.
“Không thể ném họ ra đường, bởi họ đã bám với ngành nghề hàng chục năm, gia đình họ sống nhờ vào ngành than. Để giải quyết được lượng lao động dôi dư này, ước cần khoảng 10.000 tỷ đồng. Số tiền rất lớn này lấy ở đâu?
Chúng tôi đang báo cáo các bộ ngành chức năng giải quyết thực trạng này, chứ Vinacomin không thể làm, vì Tập đoàn không được đầu tư ra ngoài ngành, nên không thể chuyển dịch 30.000 lao động…", ông Hòa nói.
Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Hòa còn cho biết thêm lý do nữa là tiến trình cổ phần hóa đụng chạm đến các doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Tổng công ty Khoáng sản, Tổng công ty Điện lực… nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của Vinacomin.
Thông tin trên Báo Đầu Tư cho biết, Vinacomin vừa bị Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp liệt vào danh sách các đơn vị có kết quả triển khai cổ phần hóa yếu kém nhất trong cả nước, khi toàn bộ 8 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn trong diện cổ phần hóa giai đoạn 2012 - 2015 chưa được triển khai rốt ráo.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã trực tiếp yêu cầu Chủ tịch Vinacomin sớm chấn chỉnh tình trạng cổ phần hóa chậm trễ…
Theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ còn hơn một năm nữa Vinacomin sẽ phải hoàn tất cổ phần hóa 8 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phương án cổ phần hóa các đơn vị này vẫn chưa được công bố tới thị trường, mặc dù theo lộ trình mà chính Vinacomin đặt ra là từ 1/1/2014, đưa Công ty TNHH một thành viên Vật tư - Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin và Công ty TNHH một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần…
Liên quan đến việc thực hiện cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các doanh nghiệp đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa, và cương quyết thay lãnh đạo không thực hiện cổ phần hóa.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 2014-2015 diễn ra vào chiều 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ cũng như của nền kinh tế trong 2 năm 2014-2015”.
Thủ tướng nêu quyết tâm “đánh” vào những lãnh đạo chậm tiến hành cổ phần hóa. Theo Thủ tướng, “DN nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phương mời họ làm việc khác, chưa nói đến kiểm điểm nặng nề nhưng tuyệt đối không đề bạt cao hơn”.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải ngày 9/1 Thủ tướng nói: "Năm nay phải cổ phần hóa quyết liệt, lãnh đạo nào không làm được thì thay".
Trước đó, tại buổi họp với các Bộ, ngành địa phương vào ngày 24/12/2013, Thủ tướng cũng khẳng định, sắp xếp cán bộ là nhân tố quyết định tới sự thành bại của cuộc cải tổ, tái cơ cấu này.
"Nhưng sắp xếp, bố trí lãnh đạo cán bộ không tốt thì không tái được gì hết. Nếu ông cán bộ lãnh đạo ở đó mà không chịu cổ phần hóa thì phải thay thế", Thủ tướng chỉ đạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng