Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm
Khí độc được sử dụng tại Syria cách đây hơn 1.700 năm, khi một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Nhà khảo cổ học Simon James đến từ trường đại học Leicester công bố phát hiện của ông năm 2009.
Năm 1930, các nhà khảo cổ khai quật được những bằng chứng xác thực về cuộc chiến. Một trong những đường hầm người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa nhiều thi thể những binh lính La Mã. Họ chết trong tình trạng được trang bị vũ khí và áo giáp đầy đủ, qua đó, các nhà khảo cổ hiểu được mức độ tàn khốc của trận đánh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những binh lính này chết do mắc kẹt khi đường hầm sập, nhưng theo James, một loại chất chứa nhựa và những tinh thể lưu huỳnh màu vàng được tìm thấy trong chiếc lọ bên cạnh các thi thể cho thấy một thực tế khủng khiếp hơn nhiều.
Theo Discovery, người Sasanian đã đặt những hố chứa chất dễ bắt lửa xuyên suốt đường hầm, và khi binh sĩ La Mã tới phá những đường hầm này, người Sasanian đã ném tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường vào để tạo khói, khiến đối phương chết ngạt.
"Định nghĩa về vũ khí hóa học tương đối phức tạp trong thời cổ đại, nhưng những dấu tích khảo cổ mới nhất cũng đã chứng minh được rằng người cổ xưa biết dùng những chất xúc tác hóa học để tạo ra khói độc", Adrienne Mayor, một học giả nghiên cứu cổ điển và lịch sử khoa học tại đại học Stanford, nói.
"Quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra khí sulfur dioxide độc hại, những khí này gây chết người nếu hít phải số lượng lớn", Mayor cho biết thêm
Một bằng chứng nữa trong việc sử dụng vũ khí hóa học thời cổ xưa đó là những vật hình tròn nhân tạo bị đốt cháy trong trận chiến cổ tại Gandhara, Pakistan.
"Những vật được tẩm chất bắt cháy được dùng như vũ khí để chống lại đội quân của Alexander Đại đế năm 327 trước Công nguyên. Thành phần của những vũ khí này gồm có lưu huỳnh, barit, nhựa thông.
Từ rất lâu trước chiến tranh thế giới I, đã có 39 loại chất độc được sử dụng rộng rãi, từ hơi cay cho tới khí mù tạt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh