Tìm kiếm: Saigon-Co.op.
Trước bối cảnh thị trường trong và ngoài nước dự kiến tiếp tục diễn biến khó lường, ngay từ đầu năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã chủ động “bắt tay” để tăng năng lực thích nghi với tình hình mới. Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm cộng hưởng khả năng cạnh tranh.
Hàng năm, cứ đến ngày lễ Tình nhân (Valentine) 14/2, thị trường quà tặng lại trở nên sôi động và phong phú.
Những ngày cận Tết, không khí mua sắm Tết Nguyên đán 2025 tại TP Hồ Chí Minh sôi động với hàng hóa phong phú, khuyến mãi hấp dẫn và chuẩn bị chu đáo từ các nhà bán lẻ.
Chương trình bình ổn thị trường với hệ thống phân phối phủ khắp địa bàn TP Hồ Chí Minh nên không lo thiếu hàng, tăng giá dịp Tết Nguyên đán 2025.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện nay trên thị trường các mặt hàng phục vụ Tết rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt, hàng hóa sản xuất trong nước chiếm lĩnh phần lớn trên kệ hàng của các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, chủ yếu đến từ các thương hiệu Việt như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Cầu Tre, Vissan…
Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông sản đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.
Khoảng thời gian từ 3-4 tuần trước Tết Nguyên đán, người tiêu dùng cả nước sẽ bắt đầu rậm rạp mua sắm Tết, tập trung vào các mặt hàng trang trí nhà cửa, đồ dùng thiết yếu, bánh kẹo… Cùng với việc bình ổn giá hàng hóa, ngành công thương các tỉnh, thành và doanh nghiệp đã lên kế hoạch tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng.
Trong những tháng cuối năm 2024, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025, ngành công thương các địa phương đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh hiện đang triển khai chương trình bán hàng không lợi nhuận và chung tay chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất với người dân các tỉnh phía Bắc đang bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Song song với hoạt động cứu trợ, các hệ thống bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đã tăng cường dự trữ hàng hóa tại các tỉnh miền Bắc gấp ba lần so với bình thường, đồng thời duy trì hoạt động 24/24 của trung tâm phân phối để giúp ổn định nguồn hàng cho người dân sau cơn bão số 3.
Theo đại diện các siêu thị Co.opmart, MM Mega Market, Winmart… từ sáng sớm ngày 8/9, các siêu thị ở khu vực phía Bắc đã mở cửa hoạt động và hỗ trợ người dân sạc điện thoại, nước uống miễn phí... sau khi bão số 3 đi qua.
Ghi nhận gần một tháng kể từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng cho thấy, giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tại TP Hồ Chí Minh tương đối ổn định và đảm bảo nguồn cung dồi dào. Đồng thời, các nhà bán lẻ nỗ lực bình ổn giá và không để "lương tăng giá tăng".
Chiều 11/7, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, người tiêu dùng hiện nay có nhiều lựa chọn để mua hàng hóa nên rất khó để một cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng việc tăng lương để tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
DNVN - Hiệu quả của kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) và nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa bền vững trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các HTX vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần tháo gỡ để phát triển bền vững.
DNVN - Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, đồng thời giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo