Tìm kiếm: cán-cân-thương-mại
Trong bối cảnh xuất khẩu trên thế giới đang đối mặt với nhiều rào cản mới, hai doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đang chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó.
DNVN - Các tập đoàn, tổng công ty lớn như EVN, TKV, Vietnam Airlines, THACO, Viettel, VNPT... cho biết, từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường gặp gỡ, làm việc với các đối tác Mỹ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Chiều 7/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam về việc thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ.
Với mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2025 khoảng 35 - 40 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 27 - 28 tỷ USD, Bộ Tài chính đang thực hiện rất nhiều giải pháp...
DNVN - Ước tính tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều của TP trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 1,12 tỷ USD; cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu hơn 160 triệu USD.
DNVN - Trong khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế nhờ môi trường đầu tư cải thiện mạnh mẽ thì bài toán kiểm soát xuất xứ hàng hóa đang nổi lên như một thách thức lớn. Đây được xem là yếu tố quan trọng để duy trì vị thế FDI, bảo vệ uy tín hàng Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Ngay sau khi Mỹ công bố tạm hoãn áp dụng mức thuế đối ứng đối với hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đã nhanh chóng tận dụng "khoảng lặng 90 ngày" để đẩy mạnh sản xuất, tăng tốc giao hàng, đồng thời lên phương án ứng phó trong dài hạn nếu chính sách thuế quan được kích hoạt trở lại.
DNVN - Để cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, Việt Nam cần cụ thể hoá việc tăng nhập khẩu một số sản phẩm thế mạnh của Mỹ phù hợp với nhu cầu trong nước; tăng thu hút doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào những lĩnh vực, sản phẩm chiến lược mà họ có lợi thế cũng như hai nước có nhu cầu; hay tăng nhập khẩu từ Mỹ, chẳng hạn các sản phẩm công nghệ.
Hiện nay, song song với nỗ lực của Chính phủ cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt Nam ở các ngành, lĩnh vực kinh tế; đặc biệt là thuộc các nhóm mặt hàng xuất khẩu đang khẩn trương thiết lập cơ chế để thích ứng cho phù hợp với tình hình mới.
Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp thành phố về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Liên tiếp trong các ngày từ mùng 3/4 đến nay, nhiều cuộc họp, làm việc, điện đàm đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thực hiện để trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ rào cản thuế quan mà chính quyền Hoa Kỳ đặt ra, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả hai phía...
DNVN - VCCI và AmCham - hai tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ vừa có thư gửi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và đại diện thương mại Mỹ, đề nghị Chính quyền Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhằm tránh gián đoạn kinh doanh, xáo trộn chuỗi logistics...
Mỹ vừa công bố sắc lệnh sẽ áp thuế đối ứng lên mức 46% đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào nước này. Nếu mức thuế này chính thức áp dụng, việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ bị tác động rất lớn.
Nông sản Việt không cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Hoa Kỳ, hơn nữa thị phần nông sản Việt tại Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt có niềm tin trong các vòng đàm phán sắp tới giữa hai Chính phủ Việt Nam – Hoa Kỳ, các sản phẩm nông sản sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo