Tìm kiếm: chuyển-tải-bất-hợp-pháp

DNVN - Chính sách thuận lợi về đầu tư nước ngoài bên cạnh những tác động tích cực đã làm xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến, khiến Việt Nam dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bổ sung hoặc chế tài xử phạt của nước nhập khẩu.
DNVN - Phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều FTA như hiện nay. Việc sử dụng và ứng phó các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực thi các FTA phải quyết liệt hiệu quả hơn, không phải là “đầu voi, đuôi chuột” mà là “đầu voi, đuôi khủng long". Có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới làm chủ trên "sân nhà" và tận dụng tốt cơ hội cắt giảm thuế quan từ nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389, trong quý III/2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 63.110 vụ việc vi phạm, thu nộp Nhà nước 4.386,9 tỷ đồng; khởi tố 369 vụ (tăng 14% so với cùng kỳ). Đây là những con số không hề nhỏ trong bối cảnh nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang làm "đau đầu" các nhà sản xuất.
Vụ việc phát hiện một doanh nghiệp nhập tơ tằm Trung Quốc dán mác hàng Việt để xuất sang Ấn Độ tiếp tục cho thấy “bóng ma” gian lận xuất xứ vẫn lảng vảng phía trước. Nguy cơ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu, thậm chí là dừng việc cho hưởng ưu đãi thuế quan, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa vẫn luôn chực chờ.
Tháng 3 vừa qua, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng của Mỹ đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng xuất xứ từ Việt Nam. Nếu đúng như vậy, có thể doanh nghiệp Việt sẽ mất toàn bộ thị trường này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo