Tìm kiếm: giá-dầu-Brent
DNVN - Thị trường dầu mỏ châu Á chứng kiến giá dầu đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, chủ yếu bởi những lo ngại xoay quanh tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – quốc gia dẫn đầu thế giới về nhập khẩu dầu thô.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/11, giá xăng dầu tiếp tục xu hướng giảm từ 0,3 - 1,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11 tới đây, giá xăng dầu có thể giảm 0,5 - 2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 7/11, giá xăng giảm nhẹ 0,3 - 0,6%, trong khi dầu diesel có thể tăng 1,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
DNVN - Trong phiên giao dịch ngày 23/10, giá dầu thế giới đã giảm sau khi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao hơn so với kỳ vọng. Mặc dù vậy, giá dầu kỳ hạn vẫn tăng khoảng 2% kể từ đầu tuần do tác động từ cuộc xung đột tại Trung Đông.
DNVN - Vào ngày 22/10, giá dầu thế giới ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp khi các nhà giao dịch giảm bớt kỳ vọng về khả năng ngừng bắn ở Trung Đông và chuyển sự chú ý sang các dấu hiệu cho thấy nhu cầu từ Trung Quốc có thể được cải thiện.
DNVN - Giá dầu thế giới đã tăng gần 2% trong phiên giao dịch đầu tuần, phục hồi một phần sau khi giảm hơn 7% vào tuần trước. Sự hồi phục này diễn ra trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cùng với khả năng Israel trả đũa Iran, khiến lo ngại về nguồn cung từ khu vực này gia tăng.
Giá dầu tăng nhẹ vào đầu phiên giao dịch sáng 21/10 sau khi giảm hơn 7% vào tuần trước do lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc cùng khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông dịu bớt.
DNVN - Theo báo cáo mới nhất về Triển vọng Năng lượng ngắn hạn từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm tới sẽ không đạt được như dự báo trước đó, nguyên nhân chính là do sự giảm tốc trong hoạt động kinh tế tại Trung Quốc và Bắc Mỹ.
DNVN - Các chuyên gia nhận định rằng một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào ngành công nghiệp dầu mỏ Iran có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và làm gia tăng áp lực lên thị trường năng lượng toàn cầu.
DNVN - Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 2/10, khi lo ngại về cuộc xung đột leo thang ở Trung Đông có thể gây gián đoạn nguồn cung từ khu vực sản xuất dầu quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã bị kìm hãm do dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh.
DNVN - Giá dầu thế giới đã ghi nhận mức tăng khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 1/10, sau khi Iran thực hiện một loạt vụ phóng tên lửa nhằm vào Israel.
DNVN - Trong phiên cuối tháng 30/9, giá dầu không có nhiều biến động, tuy nhiên đã giảm khoảng 17% trong quý III/2024 do những lo ngại về nhu cầu toàn cầu suy yếu, lấn át nỗi lo cuộc xung đột tại Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung dầu thô.
DNVN - Giá dầu tại thị trường châu Á đã đảo chiều tăng trong phiên giao dịch chiều 27/9, nhưng vẫn có xu hướng giảm trong cả tuần, do những dự đoán về khả năng tăng sản lượng của Libya và Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+.
Trong phiên giao dịch ngày 19/9, giá dầu thế giới nối dài đà phục hồi gần đây và tăng hơn 1% khi quyết định hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lượng dầu dự trữ toàn cầu giảm đã phần nào lấn át nhưng ngại về nhu cầu do hoạt động tiêu thụ yếu ở Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo