Tìm kiếm: hàng-hóa-xuất-khẩu

DNVN - Trong khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế nhờ môi trường đầu tư cải thiện mạnh mẽ thì bài toán kiểm soát xuất xứ hàng hóa đang nổi lên như một thách thức lớn. Đây được xem là yếu tố quan trọng để duy trì vị thế FDI, bảo vệ uy tín hàng Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Trong bối cảnh ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ và tiếp tục kiên trì đạt được mục tiêu tăng trưởng, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách thuế. Trong đó có việc tránh mở rộng, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới.
Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
Căn cứ Đạo luật Quyền hạn khẩn cấp kinh tế quốc tế (IEEPA), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả các đối tác thương mại, áp dụng từ ngày 5/4. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng áp dụng các mức thuế đối ứng riêng lẻ đối với 50 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ; trong đó có Việt Nam từ ngày 9/4.
Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ có 3 tỉnh nằm trong 18 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số và không có địa phương nào tăng trưởng dưới 8%.

End of content

Không có tin nào tiếp theo