Tìm kiếm: khí-đốt

DNVN - Nga đang xúc tiến kế hoạch liên kết các công ty dầu mỏ lớn nhất trong nước, nhằm tạo ra một tập đoàn dầu khí có quy mô đứng thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Aramco của Saudi Arabia. Nếu hoàn tất, kế hoạch này sẽ giúp Nga có lợi thế trước các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
DNVN - Dự án trung tâm khí đốt tại Istanbul, dự kiến hoàn tất vào năm 2025, đại diện cho một bước đi chiến lược giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Nga giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường phương Tây. Sáng kiến này không chỉ củng cố vị thế kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn hỗ trợ Nga trong việc ứng phó với những thách thức địa chính trị do các lệnh trừng phạt.
Sự hợp tác giữa Belarus và Nga trong lĩnh vực sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang mở ra nhiều lợi ích chiến lược cho cả hai quốc gia. Với dự án xây dựng nhà máy LNG quy mô nhỏ do Gazprom thực hiện, Belarus không chỉ được hưởng lợi từ nguồn nhiên liệu giá rẻ, mà còn có cơ hội thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu.
DNVN - Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ đã tổ chức 4 lần lấy ý kiến các bộ, ngành, thông qua cả hình thức văn bản lẫn thảo luận trực tiếp. Đây cũng là lần thứ 4 Bộ trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi các Nghị định 83, 95 và 80 với mục tiêu đưa ra một phương án hoàn chỉnh nhất, phù hợp nhất với tình hình thực tế hiện nay.
DNVN - Theo truyền thông địa phương ngày 26/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định trong bài phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Nga rằng Nga sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các thành viên khác trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), cũng như các quốc gia tham gia Diễn đàn Các nước Xuất khẩu Khí đốt (GECF).
DNVN - Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thị trường hàng hóa toàn cầu đã ghi nhận một đợt tăng giá đáng kể. Động thái này không chỉ làm giảm áp lực lạm phát mà còn kích thích nhu cầu nguyên liệu thô, từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản, khiến giá cả đồng loạt leo thang.

End of content

Không có tin nào tiếp theo