Tìm kiếm: mô-hình-nuôi-hươu
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, chăn nuôi động vật hoang đã trở thành nghề “hái” ra tiền cho một số hộ dân. Song cũng từ chính nghề này nhiều hộ gặp không ít khó khăn vì mắc nợ.
Vì sao Gia Cát Lượng 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn nhưng vẫn không thể tiêu diệt Tào Ngụy, trận đấu gây 'choáng' với tỷ số 56-0, lãi 900 triệu đồng/năm nhờ mô hình nuôi cá chạch trong ao đất, cảnh đẹp Việt Nam từ Bắc xuống Nam khiến cả thế giới trầm trồ… là những clip nổi bật hôm nay (7/10).
Hơn chục năm nay công việc chính của ông Nguyễn Văn Cương (60 tuổi, trú tại xóm 3, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đi cắt cỏ dại để về nuôi đàn hươu sao và cũng nhờ chính công việc này mà gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nuôi hươu sao lấy nhung là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Qua học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, năm 2017, bà Thịnh Thị Nga (49 tuổi) trú tại thôn 3, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu xây dựng chuồng trại, thực hiện mô hình nuôi hươu sao sinh sản bán giống và lấy nhung.
Vài năm gần đây mô hình nuôi hươu sao lấy nhung hoặc nhân giống được nhiều nông dân tỉnh Điện Biên phát triển, mang lại thu nhập cao. Riêng anh Hoàng Đình Hiên, bản Phiêng Bua, phường Noong Bua, T.P Điện Biên Phủ lại chọn cách chuyên nuôi hươu sao lấy thịt.
Nhờ nuôi con chỉ thích ăn lá cây mà mỗi năm gia đình anh Đinh Văn Hạnh (43 tuổi) ở Bản Cả, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình) cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của gia đình anh tuy khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khởi điểm chỉ với 3 con hươu sao, tuy nhiên sau 4 năm ông Nguyễn Văn Phước (trú tại xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa, Gia Lai) đã có trong tay 10 con với giá trị 500 triệu đồng.
Mỗi năm 1 con hươu cho thu nhập 25 triệu đồng từ nhung và người nuôi còn có thêm nguồn thu từ bán thịt, bán hươu giống.
Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng ông Nguyễn Quang Huy ở thôn Trúc Đình, xã Việt Thành huyện Trấn Yên (Yên Bái) có thu nhập 200 triệu/năm từ nghề nuôi hươu lấy nhung kết hợp với trồng dâu nuôi tằm, trồng cây ăn quả.
Hơn nửa cuộc đời, từ hai bàn tay trắng, họ đã lao động cật lực, không ngừng nghỉ để biến rừng rậm hoang vu thành những vườn cà phê trĩu hạt. Họ là những cư dân Hà Nội đầu tiên vào khai hoang vùng đất mới cách đây ngót 40 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo