Tìm kiếm: rắn-đẻ-trứng
DNVN - Đoạn clip thu hút được hàng trăm nghìn lượt theo dõi.
Ở đoạn video dưới đây, tài khoản YouTube có tên Corndawg68 đã ghi lại quá trình đẻ trứng của một con rắn.
Giống như các loài bò sát khác, rắn là loài máu lạnh. Chúng dựa vào nhiệt của ánh nắng Mặt Trời để duy trì thân nhiệt. Đó là lý do vì sao đa số loài rắn sống ở những vùng khí hậu ấm áp và các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới.
Trái với vẻ ngoài yên bình của làng quê nông thôn, ít ai biết, ở huyện Bảo Thắng đang phát triển mô hình nuôi rắn hổ mang lấy thịt, lấy trứng và cung cấp giống, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ. Nơi đây, người ta vẫn gọi công việc đặc biệt này là nghề nuôi “con không chân”.
Gắn bó với mảnh đất Hạ Hòa suốt những năm tháng thơ ấu, cuộc sống khó khăn đã thôi thúc anh Nguyễn Thành Được ở khu 4, xã Hiền Lương nung nấu ý chí lập nghiệp. Trước đây, anh Được đã nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm… nhưng hiệu quả kinh tế không khả quan như anh mong đợi nên anh muốn tìm hướng đi mới.
Thuộc họ nhà rắn, trăn Anaconda trong rừng rậm Amazon là một trong những loài sinh vật đáng sợ nhất Trái đất.
Ông Hồ Đức Tài, trú tại tổ 4, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đang nuôi đàn rắn hổ mang bành lên tới hơn 1.000 con. Ông Tài cho biết, chưa có loài vật nuôi nào mà có tỷ lệ hao hụt thấp như nuôi rắn hổ mang. Cũng nhờ nuôi loài mãng xà cực độc này mà gia đình ông Hồ Đức Tài ngày càng khấm khá hẳn lên nơi thị trấn miền núi còn nghèo này.
Với việc nuôi thả tự nhiên hơn 70 con rắn ráo đen dài ngoẵng trong vườn nhà, mỗi năm ông Đinh Văn Nhung (62 tuổi) ở thôn Phượng Lâm, xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thu được hơn 500 quả trứng rắn để bán cho các hộ muốn nuôi rắn với giá 130 ngàn đồng/quả.
Vượt lên trên những khó khăn ở làng quê thuần nông, anh Bạch Đình Thi ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thử nghiệm và thành công với mô hình nuôi rắn hổ mang kịch độc, mang lại nguồn thu nhập 150 – 200 triệu/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo